Bọ cánh cứng có mặt ở hầu như mọi hệ sinh thái trên hành tinh này. Nhóm côn trùng này bao gồm một số loài rất được yêu thích nhưng cũng có những loài gây khá nhiều phiền toái cho con người. Dưới đây là 10 sự thật hấp dẫn về bọ cánh cứng mà bạn không nên bỏ qua.

BỌ CÁNH CỨNG LÀ LOÀI ĐỘNG VẬT CHIẾM SỐ LƯỢNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT.

Bọ cánh cứng là nhóm sinh vật có số lượng loài lớn nhất được biết đến và chúng chiếm khoảng ¼ trong tất cả các loài sinh vật sống mà ta đã biết. Các nhà khoa học đã thống kê được hơn 350.000 loài bọ cánh cứng nhưng vẫn còn rất nhiều loài bọ cánh cánh khác vẫn chưa được khám phá. Theo một số ước tính, có thể có khoảng 3 triệu loài bọ cánh cứng sống trên hành tinh này. Hơn nữa, Bộ Cánh cứng là giai cấp lớn nhất trong vương quốc động vật.

BỌ CÁNH CỨNG SỐNG KHẮP NƠI.

Theo nhà côn trùng học Stephen Marshall, bạn có thể tìm thấy bọ cánh cứng ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh, từ cực này đến cực kia. Chúng sống cả trên mặt đất và những vùng nước ngọt, từ những cánh rừng đến đồng cỏ, từ vùng sa mạc đến các đài nguyên và từ các bãi biển lên đến những ngọn núi cao. Bạn thậm chí có thể tìm thấy bọ cánh cứng trên một số hòn đảo xa xôi nhất trên thế giới. Nhà di truyền học người Anh (và là người theo thuyết vô thần) J. B. S. Haldane cho rằng chắc hẳn Chúa phải có một tình yêu vô bờ đối với loài bọ cánh cứng này. Có lẽ điều này giải thích tại sao chúng luôn hiện diện ở mọi ngõ ngách trên quả địa cầu mà chúng ta gọi là Trái Đất.

BỌ CÁNH CỨNG TRƯỞNG THÀNH THƯỜNG MẶC ÁO GIÁP.

Một trong những đặc điểm khiến chúng ta dễ dàng nhận ra bọ cánh cứng đó là phần cánh trước của chúng rất cứng chắc, được dùng làm lớp áo giáp bảo vệ đôi cánh bay đằng sau và phần bụng mềm bên dưới. Nhà triết học nổi tiếng Aristotle đặt ra tên chúng là Coleoptera, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là vỏ bọc, và ptera – có nghĩa đôi cánh. Khi bọ cánh cứng bay, chúng đưa các vỏ bọc bảo vệ (gọi là elytra) ra hai bên, cho phép những cánh sau di chuyển tự do và giữ chúng bay trong không khí.

BỌ CÁNH CỨNG CÓ NHIỀU KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU.

Giống bạn mong đợi từ loài côn trùng đông đúc này, bọ cánh cứng có kích thước rất đa dạng từ những loài cực kỳ nhỏ đến những loài thật sự khổng lồ. Loài bọ cánh cứng ngắn nhất là bọ cánh cứng lông vũ (họ Ptiliidae), hầu hết chúng có kích thước nhỏ hơn 1 mm. Trong số này, loài nhỏ nhất là bọ cánh cứng viền tua – Nanosella fungi, chỉ dài 0.25 mm và nặng 0.4 miligam. Mặt khác, bọ cánh cứng khổng lồ (Goliathus goliathus) có thể nặng tới 100 gram. Con bọ cánh cứng dài nhất được biết đến tới từ Nam Mỹ và có tên gọi Titanus giganteus, chúng có thể dài tới hơn 20 cm.

BỌ CÁNH CỨNG THƯỜNG NHAI THỨC ĂN.

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng không phải tất cả côn trùng đều làm như vậy. Ví dụ, bướm hút mật hoa từ vòi của chúng chứ không nhai. Một đặc điểm phổ biến ở hầu hết bọ cánh cứng trưởng thành và những con non đó là chúng bắt buộc phải dùng miệng để nhai. Phần lớn bọ cánh cứng đều ăn thực vật, nhưng một số loài khác (như bọ rùa) săn mồi và ăn các con côn trùng nhỏ hơn. Chúng sử dụng những hàm răng chắc khỏe để gặm trên bề mặt da của con mồi. Một số loài thậm chí còn ăn cả nấm. Bất kể là ăn thứ gì, bọ cánh cứng đều nhai rất kỹ trước khi nuốt. Trên thực tế, tên của bọ cánh cứng được cho là xuất phát từ một phiên âm tiếng Anh cũ là bitela, có nghĩa là kẻ cắn phá nhỏ bé.

BỌ CÁNH CỨNG CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN KINH TẾ.

Chỉ một phần rất nhỏ số lượng côn trùng có thể gây ra phiền toái cho chúng ta, còn hầu hết chúng không bao giờ gây ra bất kỳ rắc rối nào cả.

Nhưng vì có rất nhiều loài côn trùng ăn thực vật, nên họ Bộ Cánh cứng cũng bao gồm một số loài có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Bọ cánh cứng ăn vỏ cây ( giống như loài bọ thông) và mọt gỗ ( như loài bọ đục thân ) đã phá hoại hàng triệu cây cối mỗi năm. Những nông dân đã chi hàng triệu đô la cho thuốc trừ sâu và các biện pháp kiểm soát đối với dịch hại nông nghiệp như sâu hại rễ ngô phía tây hoặc bọ cánh cứng Colorado. Nhưng một số loài sâu bệnh như bọ cánh cứng Khapra ăn hạt ngũ cốc cũng gây khá nhiều thiệt hại về kinh tế và mùa màng sau khi họ thu hoạch. Số tiền mà những người làm vườn dùng để đặt bẫy pheromone của Nhật Bản ( có thể nói là một sự lãng phí) thậm chí còn lớn hơn GDP của một số quốc gia nhỏ!

BỌ CÁNH CỨNG CÓ THỂ RẤT ỒN ÀO.

Nhiều loài côn trùng khá nổi tiếng vì những âm thanh mà chúng tạo ra. Ví dụ như : Ve sầu, dế, châu chấu và châu chấu Mỹ đều hát những bài hát của riêng chúng. Nhiều loài bọ cánh cứng cũng tạo ra âm thanh, mặc dù không được duyên dáng như những người anh họ trong Bộ Cánh thẳng của chúng. Ví dụ như việc mọt gỗ tạo ra những tiếng “kẽo kẹt” trong nhiều giờ….

MỘT SỐ LOÀI BỌ CÁNH CỨNG PHÁT SÁNG TRONG ĐÊM.

Một số loài bọ cánh cứng có thể phát ra ánh sáng. Sự phát quang sinh học của chúng xảy ra thông qua một phản ứng hóa học liên quan đến một enzym gọi là luciferase. Đom đóm (thuộc họ Lampyridae) phát ra những dấu hiệu để thu hút bạn tình bằng một cơ quan ánh sáng trên bụng. Đom đóm đôi khi còn có thêm một cơ quan ánh sáng trên đầu phát ra những ánh sáng màu đỏ! Bọ cánh cứng nhiệt đới (thuộc họ Elateridae) cũng tạo ra ánh sáng bằng một cặp cơ quan ánh sáng hình bầu dục trên ngực và cơ quan ánh sáng thứ ba nằm trên bụng.

MỌT NGŨ CỐC CŨNG LÀ BỌ CÁNH CỨNG.

Những con mọt ngũ cốc rất dễ dàng để nhận ra bởi cái vòi thon dài và hài hước của chúng, nhưng thực chất chúng cũng là một loại bọ cánh cứng. Liên họ bọ Curculionoidea bao gồm các loài bọ cánh cứng có vòi và rất nhiều loài mọt gỗ khác nhau. Khi bạn nhìn vào chiếc vòi của mọt ngũ côc, bạn có thể cho rằng chúng ăn bằng cách đâm chiếc vòi vào và hút bột, giống như những loài bọ khác. Nhưng thực tế không phải như vậy, giống như tất cả các loài bọ cánh cứng khác, mọt ngũ cốc cũng có cơ hàm để nhai thức ăn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng có cái miệng khá nhỏ và được tìm thấy ở đằng sau chiếc vòi dài. Rất nhiều loài mọt ngũ cốc đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng và cây cối nên chúng cũng được gọi là những loài sâu bệnh.

BỌ CÁNH CỨNG ĐÃ XUẤT HIỆN ĐƯỢC 270 TRIỆU NĂM.

Những sinh vật giống bọ cánh cứng đầu tiên đã xuất hiện trong hóa thạch từ thời kỳ Permian, khoảng 270 triệu năm trước. Còn những con bọ cánh cứng thực sự – giống như loài bọ cánh cứng hiện đại ngày nay – đã xuất hiện lần đầu tiên cách đây 230 triệu năm. Bọ cánh cứng thậm chí đã tồn tại trước khi sự tan vỡ của siêu lục địa Pangea, và chúng còn sống sót qua cả sự kiện tuyệt chủng của những loài khủng long. Vậy làm thế nào Bọ cánh cứng có thể sống sót và trụ vững được lâu như vậy? Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu điều thú vị này, bọ cánh cứng đã chứng tỏ khả năng tốt trong việc thích ứng với những thay đổi của hệ sinh thái.

Leave a comment