Cá chép thuộc giống cá nước ngọt, sống chủ yếu ở tất cả các châu lục nhưng nhiều nhất là ở châu Á và châu Âu. Cá chép sinh trưởng và phát triển trong môi trường sông, suối, ao hồ và thậm chí là đồng ruộng ngập nước.

Tên thường gọi: Cá chép

Tên gọi khác: Cá gáy

Tên khoa học: Cyprinus carpio

Lớp: Cá vây tia

Bộ: Cá chép

Cân nặng: Tối đa khoảng 37,3kg

Kích thước: Tối đa khoảng 1,2m

Tuổi thọ trung bình: cao nhất khoảng 47 năm

Vùng phân bố

Cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau tại nhiều quốc gia, cụ thể:

cá chép

  • Trên thế giới: phân bố hầu như tại mọi quốc gia, trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc
  • Tại Việt Nam: phổ biến ở hầu hết trong sông ngòi, ao hồ, đồng ruộng tại các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là các giống cá như: chép trắng, chép cẩm, chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn,…

Môi trường sống

  • Cá chép sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi sống trong môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm, có nhiều trầm tích thực vật mềm như rong, rêu
  • Cá chép cũng thích hợp ở vùng ôn đới, trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với độ pH vào khoảng 7-7,5; độ cứng của nước khoảng 10-15 dGH; nhiệt độ lý tưởng khoảng 3-240C

Đặc điểm hình dáng và sinh thái

cá chép

  • Cá chép có kích cỡ trung bình, cơ thể hình thoi, mình dây và dẹp bên
  • Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm tù, miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng, hàm dưới hơi dài hơn hàm trên, môi dưới phát triển hơn môi trên. Có 2 đôi râu: râu mõm ngắn hơn đường kính mắt; râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt
  • Mắt cá vừa phải nằm ở hai bên, thiên về phía trên của đầu, khoảng cách 2 mắt rộng và lồi.
  • Lưng xanh đen, viền lưng cong, thuôn hơn ở viền bụng. Hai bên thân dưới đường bên vàng xám. Bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam. Màng mang rộng, gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa.
  • Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn. Vây hậu mô viền sau lõm, tia đơn cuối hóa xương rắn chắc, phía sau có răng cưa. Vây đuôi phân thùy sâu, 2 thùy hơi tầy và tương đối bằng nhau.
  • Thân nhiều vảy, vảy tròn lớn; đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi
  • Chúng không có dạ dày thực thu, nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn do ruột đảm nhận
  • Cá chép sống thành bầy, thường tạo thành nhóm với khoảng từ 5 cá thể trở lên
  • Cá chép lớn nhanh. Tốc độ tăng trưởng của cá chép giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng lượng cơ thể.

Có thể bạn quan tâm: Cá Sấu Hỏa Tiễn – loài cá nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ

Phân loại

Giới nghiên cứu cá nước ngọt thế giới chia cá chép ra thành 4 phân loài, bao gồm:

  • Cá chép châu Âu: phổ biến ở sông Danube và sông Volga khu vực Đông Âu
  • Cá chép Deniz: phổ biến ở vùng Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Victoria và Úc
  • Cá chép Amur: có nguồn gốc ở miền Đông Á
  • Cá chép Đông Nam Á

cá chép

Ngoài ra, cá chép cũng được biến đến với nhiều biến thể như:

  • Cá chép kính: không có vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc từ Đức
  • Cá chép da: không có vảy, ngoại trừ phần gần vây lưng
  • Cá chép nhiều vảy

Tập tính sinh sản

cá chép

  • Cá chép mắn đẻ, số lượng sinh sản cực kỳ lớn. Tới mùa sinh sản, cá chép di cư vào các bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước để đẻ.
  • Mùa sinh sản của cá chép kéo dài từ mua xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất là vào các tháng xuân – hè, khoảng tháng 3-6; và mùa thu, khoảng tháng 8-9
  • Cá chép đẻ trứng. Chúng đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là lúc nửa đêm đến lúc mặt trời mọc hoặc sau các cơn mưa rào, nước mát. Một cá chép cái trưởng thành có thể đẻ khoảng 150.000 – 300.000 trứng/ kg cá cái. Trứng ở dạng dính, thường bám vào các thực vật thủy sinh.
  • Trứng nở thành cá bột, số lượng này có thể vơi rất nhanh bởi sự săn bắt của các loài cá có kích thước lớn. Cá chép thành thục khi được 1 năm tuổi trở lên.

Thức ăn của cá chép

Cá chép ăn tạp, chúng ăn gần như mọi thứ gặp phải khi chúng bay ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác, động vật phù du và cá chết. Ngoài ra, cá chép cũng có tập tính sục sạo trong bùn để kiếm mồi, hành động này được cho là tác nhân phá hủy thảm thực vật ngầm, phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa. Cá chép có thể ăn liên tục, một con cá chép có thể ăn lượng thức ăn lên đến 30-40% trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Một số thông tin thú vị khác

cá chép

  • Tại Việt Nam, cá chép là loài cá biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý và sung túc trong cuộc sống; thăng tiến và thành công trong sự nghiệp; nổi tiếng với tích “cá chép vượt vũ môn hóa rồng”, vì vậy, loài cá này được xem là hiện thân của rồng – linh thiêng và cao quý
  • Cá chép có khả năng nhảy cao, một con cá chép cỡ lớn có thể nhảy vọt lên khỏi mặt nước tới tận 3m nếu phát hiện có tiếng ồn lớn phát ra xung quanh chúng.
  • Năm 2015, loài cá này được tổ chức một giải đấu riêng mang tên “Giải vô địch thế giới về cá chép”, cuộc thi được diễn ra trên một khúc của dòng sông Saint Lawrence (tiểu bang New York).

Xem thêm: Cá Lóc – loài cá đồng lớn con nhất

Leave a comment