Tên thường gọi: Baiji (cá heo vây trắng), cá heo sông Dương Tử
Tên khoa học: Lipotes vexillifer
Lớp:Động vật có vú
Chế độ ăn: Động vật ăn tạp
Phân bố:Hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc
Tuổi thọ:Tuổi thọ tối đa của Baiji là 24 năm
Kích thước:Chiều dài lên tới 1,7 m
Cân nặng:khoảng 84 kg
Trạng thái bảo tồn:Cực kỳ nguy cấp

Tên gọi

Cá heo sông Trung Quốc hay còn có tên khác là Baiji, cá heo sông Dương Tử, cá heo vây trắng hay cá heo cờ trắng là một loài cá heo đặc hữu, phân bố ở hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc.

Thông tin mô tả

Cá heo sông Trung Quốc hay còn được gọi là baiji có màu xanh xám nhạt trên lưng và màu trắng ở phần bụng. Vây lưng của nó màu xám nhạt có hình tam giác giống như một lá cờ khi bơi, tạo nên tên gọi cá heo “cờ trắng” của nó.

Cá heo có một cái mõm dài và có xu hướng tăng lên về kích thước, hàm có khoảng 31 đến 36 răng hình nón.

Cá heo cái có kích thước lớn hơn cá heo đực. Con cái có chiều dài từ 1,85 đến 2,53 m và nặng từ 64 đến 167 kg. Con đực có chiều dài từ 1,41 đến 2,16 m và nặng từ 42 đến 125 kg.

Giống như các loài cá heo sông khác, Baiji có đôi mắt nhỏ và tầm nhìn kém. Do có tầm nhìn kém, Baiji chủ yếu dựa vào sonar – các tín hiệu siêu âm để điều hướng. Hệ thống sonar cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nó, giúp tránh né kẻ thù, phối hợp nhóm và thể hiện cảm xúc. Phát xạ âm thanh được tập trung và định hướng bởi hình dạng của hộp sọ. Sau đó chúng được thu nhận và phân tích bởi một cơ quan melon nằm trên trán của cá heo. Melon xử lý thông tin về khoảng cách, hình dạng và kích thước. Tần số đỉnh của các lần truyền là từ 70 kHz đến 100 kHz.

Vận tốc thường của cá heo dao động trong khoảng 30 đến 40 km/h, nhưng khi gặp phải nguy hiểm, vận tốc của Baiji có thể lên tới 60 km/h.

Sinh sản

Cá heo đực đạt đến độ trưởng thành để sinh sản sau 4 năm và cá heo cái sau 6 năm.

Baiji sinh sản trong khoảng nửa đầu năm, đỉnh điểm là từ tháng Hai đến tháng Tư. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 10 đến 11 tháng và khoảng thời gian sinh là 2 năm một lần. Cá heo non mới sinh thường dài khoảng 80 đến 90 cm và được bố mẹ chăm sóc trong vòng 8 đến 20 tháng.

Chế độ ăn

Cá heo sông Dương Tử là loài ăn tạp, chế độ ăn của chúng chủ yếu là các loài cá nước ngọt.

Phân bố

Baiji là loài đặc hữu của sông Dương Tử, Trung Quốc. Nó có thể được tìm thấy ở khu vực từ cửa sông, vùng giữa và vùng hạ lưu sông Dương Tử, các hồ Dongting và Poyang và một đoạn nhỏ về phía nam của sông Tiền Đường.
Tuy nhiên, khoảng 12% dân số thế giới sống và làm việc trong khu vực lưu vực sông Dương Tử, gây nên áp lực lớn lên dòng sông. Việc xây dựng Đập Tam Hiệp, cùng với các dự án đập lớn nhỏ khác, dẫn đến việc môi trường sống của Baiji ngày càng bị thu hẹp.

Tình trạng

Vào những năm 1950, số lượng cá heo được ước tính là 6000 con, nhưng đã giảm nhanh chóng trong 5 thập kỷ tiếp theo. Chỉ còn vài trăm con được phát hiện vào năm 1970. Sau đó, con số này giảm xuống còn 400 con vào thập niên 1980 và sau đó là 13 vào năm 1997. Loài cá heo này có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất Thế giới, theo Sách kỷ lục Guinness, Baiji được nhìn thấy lần cuối vào tháng 8 năm 2004. Hiện nay, Baiji được cho là đã bị tuyệt chủng.

Văn hóa dân gian

Theo dân gian Trung Quốc, có một cô gái trẻ xinh đẹp đã sống với cha dượng của mình trên bờ sông Yangtze. Nhưng cha dượng cô là một người tà ác và tham lam. Một ngày nọ, ông đưa cô lên một chiếc thuyền với mục đích bán cô trên thị trường. Tuy nhiên, trên sông, ông ta trở nên mê đắm vẻ đẹp của cô và có gắng tận dụng lợi thế đó. Nhưng cô đã tự giải phóng mình bằng cách lao xuống sông, nơi một cơn bão lớn đang đến và đánh chìm con thuyền. Sau khi cơn bão qua đi, mọi người nhìn thấy một con cá heo xinh đẹp – hiện thân của cô gái – và được gọi là “Nữ thần của Dương Tử”. Vì vậy các Baiji trong khu vực Dương Tử được coi là một biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng.

Hình ảnh

[smartslider3 slider=192]

Video

Leave a comment