Cá mú được biết đến là loài hải sản quý hiếm xuất hiện phổ biến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cá mú là loài cá dữ, chúng lớn rất nhanh. Ngày nay, loài cá hiếm này đã được nuôi tăng sản thành công tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tên thường gọi: Cá mú

Tên gọi khác: Cá song

Tên khoa học: Epinephelus

Chế độ ăn: Động vật ăn thịt

Lớp: Cá vây tia

Bộ: Cá vược

Cân nặng: 12kg

Kích thước: 75cm

Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ: cực kỳ nguy cấp (cá mú đen)

Vùng phân bố và môi trường sống

cá mú

  • Cá mú hay cá song phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có các rạn san hô, đá ngầm hay vùng biển ấm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm các quốc gia như: Đài Loan, Trung Quốc, Philippines,… Tại Việt Nam, loài cá này phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều tại các tỉnh Nam Trung Bộ
  • Mùa hè, cá mú sống ở ven bờ; đến mùa đông, chúng di cư ra vùng xa bờ
  • Cá mú thường sống trong các hốc đá, áng, vùng ven bờ quanh các đảo có rạn san hô, những nơi có độ sâu khoảng 10-30m; độ pH từ 7,5-8,3; nhiệt độ từ 25-320C

Đặc điểm hình dáng và sinh học

cá mú

  • Cá mú là loài cá dữ, kích thước cơ thể đa dạng, chiều dài thân gấp 3-3,5 lần chiều cao; nổi bật với miệng rộng, hàm răng sắc nhọn, chếch, hàm dưới hơi nhô dài ra phía trước, thân trơn, thuôn dài về phía đuôi, mình dẹp
  • Cá mú có nhiều màu sắc, hình dạng và mẫu màu khác nhau. Đầu và thân cá có màu xanh xám nhạt hoặc màu nâu với các chấm tròn từ màu đỏ, gạch mờ đến màu nâu tối, trung tâm chấm tròn có màu tối hơn so với rìa ngoài.
  • Cá mú trưởng thành thường có chiều dài cơ thể vào khoảng 50-75cm, và cân nặng đạt khoảng 12kg.
  • Cá mú săn mồi một mình bằng cách lẻn đến con mồi hay phục kích chúng bằng cái miệng cực lớn nuốt trọn con mồi
  • Đặc điểm đặc biệt nhất ở loài cá mú là khả năng thay đổi giới tính. Nói một cách chính xác, cá mú là loài lưỡng tính, chúng khởi đầu với giới tính đực và thay đổi thành giới tính cái ở nửa sau của chu kỳ sống, thường là giai đoạn trưởng thành.

Các loại cá mú

cá mú

Cá mú hiện gồm có các loại: cá mú đỏ, cá mú đen (mú bông), cá mú cọp, cá mú chuột, cá mú ruồi, cá mú nghệ, cá mú sao xanh, cá mú trân châu,… Trong tất cả các loại cá mú, cá mú đỏ thuộc dạng quý hiếm chỉ sống ở môi trường nước mặn tại các rạn san hô; những loại còn lại xuất hiện khá phổ biến.

Đừng bỏ qua: Cá Ngừ và 10+ sự thật thú vị không phải ai cũng biết

Thức ăn của cá mú

Cá mú là loài động vật ăn thịt, chúng nuốt sống con mồi bằng động tác mở lớn miệng rồi dùng hàm răng sắc nhọn giữ chặt con mồi nhưng không làm chết chúng. Thức ăn chủ yếu của cá mú thường là cá con, tôm, mực, giáp xác, động vật phù du (cá mới nở), thậm chí ăn thịt đồng loại ở giai đoạn cá con khi khi quá đói

Đặc điểm sinh sản

cá mú

  • Cá mú đẻ trứng.
  • Mùa sinh sản của cá mú thay đổi theo từng loài và vùng địa lý. Cụ thể: ở Đài Loan sẽ rơi vào tháng 3 đến tháng 10; Trung Quốc là tháng 4 đến tháng 10; Philipine và Việt Nam có thể sinh sản quanh năm
  • Cá mú thường tập trung thành đàn lớn tại một nơi đặc biệt để đẻ, thường tại các rạn san hô nơi có dòng nước chảy mạnh hay vùng cửa sông nơi có nhiều cát, bùn.
  • Cá mú cái đẻ một lượng lớn trứng tại nơi thích hợp và lợi dụng sức chảy của nước để di chuyển số lượng lớn trứng đã được cung cấp đủ chất dinh dưỡng đến vùng an toàn nhằm tránh sự săn bắt của các loài cá săn mồi khác. Trong quá trình di chuyển, trứng sẽ nở thành ấu trùng và tiếp tục trôi nổi cho đến khi chúng đủ lớn để có thể di chuyển thành đàn
  • Cá mú con sẽ đạt tuổi thành thục lần đầu khi chúng được 3 năm tuổi

Một số thông tin thú vị khác

cá mú

  • Cùng với cua huỳnh đế, tôm mũ ni đỏ và sá sùng, cá mú đỏ cũng nằm trong danh sách những loài hải sản quý hiếm và có giá cao không tưởng (gần 1 triệu đồng/ kg)
  • Ở một số quốc gia trên thế giới, cá mú đỏ được coi là biểu tượng của sự may mắn dịp đầu năm mới
  • Một số ngư dân đã bắt được con cá mú khổng lồ dài đến 2,5m và nặng hơn 300kg
  • Loài cá mú Chalk sống chủ yếu tại vùng biển Caribe có khả năng thay đổi giới tính liên tục 20 lần một ngày

Xem thêm: Cá Mặt Quỷ – Chúa tể nọc độc dưới đáy đại dương

Leave a comment