Tên thường gọi: Chim hồng hạc
Tên khoa học: Flamingo
Lớp:Chim
Phân bố:Châu Phi, Châu Âu và phía tây bắc Châu Á
Tuổi thọ:Tuổi thọ tối đa của Baiji là 24 năm
Kích thước:Chiều cao từ 1,2 đến 1,5 m
Cân nặng:Cân nặng khoảng 3,5 kg

Thông tin cơ bản về chim hồng hạc

Thông tin mô tả

Những con chim hồng hạc lớn là loài cao và nặng nhất trong số các loài hồng hạc đo được có chiều cao từ 1,2 đến 1,5 m và nặng khoảng 3,5 kg.

Những con chim hồng hạc nhỏ là loài nhỏ và nhẹ nhất. Chúng có kích thước từ 80 đến 90 cm và nặng từ 1,2 đến 2,7 kg.
Màu lông hồng của hồng hạc là do chế độ ăn uống giàu chất carotenoid có trong tảo và động vật giáp xác. Màu sắc lông của chúng thay đổi từ hồng nhạt đến đỏ thẫm tùy theo chế độ ăn uống.

Hồng hạc Chile có lông màu hồng nhạt trong khi chim hồng hạc Caribbean có lông màu đỏ thẫm.

Chim hồng hạc đực có kích thước lớn hơn chút so với hồng hạc cái.

Những con non mới sinh ra có bộ lông màu xám trắng. Những con vị thành niên có màu xám. Chúng thực sự trưởng thành sau khoảng một đến hai năm sau khi sinh.

Chân của hồng hạc dài hơn cơ thể của chúng, giữa các ngón chân có lớp màng mỏng.

Hồng hạc có cổ dài với khoảng 19 đốt sống.

Hồng hạc trưởng thành có mắt màu vàng trong khi những con non có mắt xám.

Tất cả các loài chim hồng hạc đều có phần lông bay màu đen.

Môi trường sống

Chim hồng hạc thường sống ở các hồ lớn, nông hoặc các đầm phá ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những nguồn nước này có thể ở trong khu vực đất liền hoặc gần đại dương.

Một số chim hồng hạc di cư do sự thay đổi của môi trường sống như nguồn thức ăn và nước uống. Hầu hết chim hồng hạc không di cư.

Các quần thể chim hồng hạc Andean thường sinh sản ở độ cao khi di chuyển đến các khu vực ấm hơn trong mùa đông.

Phân bố

Hồng hạc vùng Caribê được phân bố khắp các đảo ở khu vực Caribee, quần đảo Galapagos và miền bắc Nam Mỹ.

Chim hồng hạc Andean được tìm thấy ở dãy núi Andes của Peru, phía bắc Chile, phía tây Bolivia và tây bắc Argentina.

Chim hồng hạc của James hoặc hồng hạc Puna có khu vực phân bố nhỏ bé nhất trong số tất cả các loài hồng hạc. Chúng sống ở Andes của Peru, phía bắc Chile, phía tây Bolivia và tây bắc Argentina.

Hồng hạc Chile được tìm thấy trên bờ biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương của Nam Mỹ, ở Ecuador, Peru, Chile, Argentina, Uruguay, Paraguay, Bolivia và Brazil.

Các quần thể hồng hạc được tìm thấy chủ yếu ở phía tây nam, phía đông và phía tây Châu Phi. Các quần thể nhỏ hơn được tìm thấy ở Ấn Độ.

Hồng hạc lớn có khu vực phân bố rộng lớn nhất trong tất cả các loài chim hồng hạc. Chúng có thể được tìm thấy ở Châu Phi, Nam Âu, tây bắc Ấn Độ và Trung Đông.

Tập tính

Chim hồng hạc là loài sống thành đàn có số lượng từ vài chục đến hàng ngàn con, tạo thành một xã hội chim thu nhỏ. Những đàn trung bình thường có 71 con.

Hồng hạc cần chạy đà vài bước để tạo lực đẩy khi chuẩn bị bay. Chúng bay cùng nhau trong một đàn lớn và tận dụng sức đẩy của gió.

Chim hồng hạc thường đứng trên một chân. Chúng dành tới 30% khoảng thời gian để rỉa lông của mình.

https://www.facebook.com/TheGioiDongVat.Co/videos/136621083675592/

Các loài chim hồng hạc đều xây tổ bằng cách kéo bùn về phía chân chúng và tạo thành một gò cao tới 60 cm. Các tổ được xây rất gần nhau.

Sinh sản

Thời gian chim hồng hạc đạt đến độ trưởng thành và đủ khả năng sinh sản là 6 năm.

Trước khi gây giống, chim hồng hạc thường thực hiện các nghi lễ đồng bộ.

Mỗi lần sinh, hồng hạc cái thường đẻ một trứng, rất ít khi có hai trứng. Thời gian ấp kéo dài từ 27 đến 31 ngày, cả con đực và cái đều thay phiên nhau ấp trứng.

Ý nghĩa văn hóa

Ở Châu Mỹ, những người Peru thường mô tả chim hồng hạc trong các tác phẩm nghệ thuật của họ.

Ở Bahamas, chúng là loài chim quốc gia.

Ở Hoa Kỳ, những bức tượng chim hồng hạc hồng là những đồ trang trí phổ biến.

Sử dụng

Trong La Mã cổ đại, lưỡi chim hồng hạc được coi là một món ăn ngon.

Các thợ mỏ Andean đã giết hồng hạc để lấy chất béo của chúng, được coi là một phương thuốc sử dụng trong chữa trị bệnh lao.

Bạn có biết ?

Chim hồng hạc bài tiết lượng muối trong cơ thể qua các tuyến ở trong lỗ mũi.

Hình ảnh

[smartslider3 slider=194]

Video

Leave a comment