Chim Khuyên hay chim Vành Khuyên là loài chim nhỏ bé thuộc bộ Sẻ, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australia. Chim Khuyên tuy không có giọng hot hay như Họa mi, Sơn ca hay Chào mào nhưng vẫn mang nét đặc trưng riêng để nhiều người chọn nuôi làm chim cảnh.

Tên thường gọi: chim Khuyên, chim Vành Khuyên

Tên gọi khác: chim Khoen

Danh pháp khoa học: Zosteropidae

Bộ: Sẻ

Họ: chim

Kích thước: tối đa 15 cm

Tập tính: sống thành bầy lớn

Nguồn gốc và vùng phân bố của chim Khuyên

chim khuyên

Tên gọi Chim Khuyên hay chim Vành Khuyên bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại để chỉ loài chim có cái vành đai màu trắng quanh mắt. Chim Khuyên có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australia; ngoài ra chúng cũng sinh sống trên nhiều hòn đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Đặc điểm nhận dạng

chim khuyên

  • Chim Khuyên có thân hình nhỏ nhắn như chim sâu với đôi cánh thuôn tròn và đôi chân rất khỏe.
  • Đầu to, trán rộng, mắt xếch lên trên theo hướng đỉnh đầu; đặc biệt, xung quanh mắt của chim khuyên có cái vành đai màu trắng, đây chính là đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất của loài chim này.
  • Mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn, óng và tơi
  • Chim Khuyên tuy không có tiếng hót hay được như Họa mi, Chào mào hay Sơn ca nhưng giọng hát của chúng mang nét hấp dẫn riêng, thánh thót, cao vút và trong veo; đặc biệt, chim khuyên có khả năng bắt chước giọng hót của một số loài chim khác như Chích chòe.
  • Chim khuyên thường sống tập trung thành bầy lớn và chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản

Phân loại chim Khuyên

Tại Việt Nam, chim khuyên phổ biến với 3 họ như sau:

chim khuyên

  • Chim khuyên xanh: sống phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ; sở hữu hình dáng thon nhỏ, giọng hót hay và bộ lông màu xanh
  • Chim khuyên vàng: sống chủ yếu tại các tỉnh miền Nam; có giọng hót hay nhưng tinh thần hót đầu không hay bằng chim khuyên xanh; họ chim này có bộ lông màu xanh
  • Chim khuyên nâu: sống chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc (nơi giáp với miền Nam Trung Quốc); sở hữu hình dáng to lớn hơn 2 họ khuyên kia, giọng hót lại không hay nên rất ít người nuôi họ chim này.

Phân biệt chim khuyên trống mái

– Dựa vào màu lông

  • Chim khuyên trống có màu lông tươi hơn và đẹp hơn chim khuyên mái; lông trên lưng có màu xanh tươi hơn và có ánh vàng ở đầu lông chim; trong khi chim mái thì có màu lông xỉn hơn nên trông không được tươi tắn
  • Lông đuôi phía dưới và lông cổ ở chim khuyên trống có màu vàng tươi, trong khi ở chim mái lại có màu vàng nhạt gần giống màu nõn chuối
  • Lông bụng phía dưới ở chim khuyên mái có màu trắng sáng như cục bông, trong khi chim khuyên mái lại có màu trắng hơi xỉn.

chim khuyên

– Dựa vào tiếng kêu

  • Chim khuyên trống có đến mấy loại tiếng gọi như gọi đơn, gọi đôi, gọi giật; trong khi chim khuyên mái chỉ có duy nhất một loại tiếng gọi là gọi đơn
  • Chim khuyên trống thường phát ra âm cao, đanh và gắt hơn; trong khi chim khuyên mái âm không đanh và tiếng thì rất cộc
  • Chim khuyên trống siêng kêu hơn

Đừng bỏ qua: Chim én và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Thức ăn của chim khuyên

chim khuyên

Thức ăn chủ yếu của chim khuyên là côn trùng; ngoài ra, chúng còn hút mật của hoa gạo, hoa trạng nguyên hay hoa sữa,… và ăn quả của nhiều loài thực vật như chuối, cam, cà chua, dưa leo, cà rốt,… Ngoài ra, bạn có thể cho chim khuyên ăn các loại cám chuyên dụng cho chim để bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp chim phát triển tốt.

Tập tính sinh sản

chim khuyên

  • Khi đến mùa sinh sản, chim khuyên đực sẽ dùng tiếng hót để dụ chim khuyên cái bước vào kỳ giao phối. Thông thường, mùa giao phối của chim khuyên rơi vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch hàng năm.
  • Chim khuyên thường làm tổ trên cây, chim khuyên mái đẻ trứng và để được khoảng 2 – 4 trứng/ 1 lứa, trứng chim khuyên có màu xanh lam hơi nhạt và không có đốm
  • Cả chim khuyên bố mẹ cùng nhau ấp trứng và chăm sóc con non trong suốt mùa sinh sản.

Chăm sóc chim khuyên đúng cách

chim khuyên

  • Giống như các loài chim cảnh khác, chim khuyên khi mới bắt về nuôi cần phải treo lồng chim ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại để chim làm quen với điều kiện nuôi nhốt. Thực hiện trùm áo lồng cho chim và mở to dần khe hở của áo lồng vào những thời gian tiếp theo tương ứng
  • Vào mùa hè nên thay nước uống cho chim 2 lần/ ngày và tránh treo lồng chim ở nơi nắng gắt; ngoài ra, người nuôi cũng cần thường xuyên tắm cho chim, vệ sinh cầu, lồng ấp đều đặn
  • Nuôi chim khuyên rụng lông: thời kì này chim khuyên rất yếu và ăn ít; người nuôi cần có biện pháp tránh gió cho chim và cho chim ăn càng nhiều càng tốt, nhất là các loại hoa quả và chất đạm tươi
  • Nuôi chim khuyên mọc lông: thời kì này chim khuyên cần nhiều chất dinh dưỡng; người nuôi cần tăng cường thêm các thức ăn như trứng, nhộng, hoa quả có màu sắc sặc sỡ để chim có màu lông đẹp hơn; ngoài ra có thể bắt đầu cho chim tắm nắng
  • Nuôi chim khuyên chưa căng lửa (khoảng 1 tháng sau khi mọc lông): đây là thời kì nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng; tuy nhiên người nuôi cũng lưu ý tăng cường các thành phần có tính nóng trong cám như bột tép, đường, bột sâu khô,… để chim có lửa. Lưu ý hạn chế cho chim ăn hoa quả
  • Nuôi chim khuyên đang căng lửa: đây là thời kì khó nuôi nhất, người nuôi cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của chim; đồng thời cũng không nên cho chim đi dượt quá nhiều, khoảng 2-3 lần/ tuần là được.
  • Chim khuyên rất hay bị bệnh tiêu chảy, bệnh về chân, bệnh ký sinh trùng, tụ huyết trùng,… vì vậy người nuôi cần đặc biệt lưu ý để phòng ngừa và chữa trị cho chim kịp thời và đúng cách

Xem thêm: 10 Sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về chim Bồ Câu

Leave a comment