Tương truyền, khi chim lợn kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Theo đó, nếu chim lợn kêu liền 7 tiếng thì cái chết sẽ ứng với nam giới, còn kêu liền 9 tiếng thì cái chết sẽ ứng với nữ giới…Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chúng với Thegioidongvat.Co nhé! 

Tên thường gọi: chim lợn

Tên gọi khác: chim cú lợn

Tên khoa học: Tytonidae

Tên tiếng anh: Barn-owl

Lớp: chim

Ngành: động vật có dây sống

Bộ:

Họ: cú lợn

Kích thước: chiều dài cánh 273-248mm, đuôi 114-127mm, giò 68-94mm, mỏ 30-36mm

Môi trường sống

chim lợn

Chim lợn phân bố khá rộng, có thể thích nghi được ở nhiều môi trường khác nhau, từ sa mạc, rừng núi đến những nơi có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Chúng có mặt ở mọi nơi nhưng trừ khu vực Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á. Tại Việt Nam, chim lợn được tìm thấy khá nhiều trên cả nước.

Tập tính sống

Chim lợn sống thành đôi hoặc đơn độc; chúng không di trú mà sống định cư tại những khoảng không gian nhất định gần nơi con người sinh sống (như khu dân cư), trên các cây cao rậm rạp hay trên các trần nhà, vùng đồng cỏ,… Loài chim này có tập tính săn mồi và hoạt động chủ yếu về đêm

Đặc điểm hình dáng và tính cách

chim lợn

  • Chim lợn có kích cỡ trung bình với đầu to, chân khỏe và móng vuốt sắc nhọn
  • Đôi cánh dài, màu nhạt. Đuôi ngắn, vuông vức
  • Điểm nhận dạng đặc biệt nhất của chim lợn là đĩa mặt hình trái tim được tạo nên bởi lông vũ, có chức năng định vị và khuếch đại âm thanh khi săn mồi
  • Lưng màu xám đến nâu, bộ lông mượt, nhiều hoa văn. Ngực và bụng màu sáng hơn, có thể có đốm. Tai nhỏ, được lông chùm bao bọc
  • Mắt to tròn, đen tuyền có lông bao quanh, có khả năng phát hiện con mồi ngay cả trong đêm tối đen đặc. Vòng cổ trắng, có phớt hung. Mũi nhọn, cong, quặp xuống, thính giác cực nhạy
  • Chim lợn hiện có rất nhiều các chi, loài trên thế giới. Tại Việt Nam, chim lợn gồm 3 loài, đó là: chim lợn lưng xám (hay cú lợn trắng), chim lợn rừng phương Đông (hay cú lợn rừng), chim lợn lưng nâu (hay cú lợn vằn)
  • Chim lợn thông minh, lại rất đáng yêu; tính cách điềm tĩnh; di chuyển chậm chạp nhưng lại “phóng” rất nhanh khi đuổi bắt con mồi
  • Tại Việt Nam, chim lợn tuy không được nhiều người yêu thích, thậm chí còn bị đuổi đánh, giết chết; nhưng họ không biết rằng đây là loài chim có ích trong cuộc sống, nhất là trong nông nghiệp

Đừng bỏ qua: Chim khướu và 10+ thông tin hữu ích cho người tập nuôi

Thức ăn của chim lợn

chim lợn

Nguồn thức ăn chủ yếu của chim lợn thường được tìm thấy ở gần nơi sinh sống của con người. Thức ăn chính của chim lợn là chuột và một số loài côn trùng. Trường hợp không săn được chuột, chim lợn chuyển qua ăn thằn lằn và một số loài chim nhỏ khác. Như vậy, chim lợn là một loài chim có ích trong cuộc sống, nhất là trong nông nghiệp.

Tại sao chim lợn lại được coi là quỷ dữ báo hiệu cái chết?

Theo các “già làng” chia sẻ: “khi một người sắp chết, cơ thể họ sẽ giải phóng ra một thứ mùi vô cùng đặc trưng (khoa học gọi đó là sóng điện từ), thứ mùi này được chim lợn phát hiện ra và báo hiệu trước nhờ thính giác vô cùng nhạy bén”. Do đó, mỗi khi nghe thấy tiếng kêu “éc, éc,…” của chim lợn ở đầu hồi nhà ai thì điềm báo rằng nhà đó có người sắp chết.

Thực tế tiếng kêu của chim lợn được khoa học lý giải như thế nào?

chim lợn

Trên thực tế, tiếng kêu của chim lợn chỉ đơn thuần là một hoạt động sinh học tất yếu về đêm. Loài chim này dùng tiếng kêu thất thanh và kéo dài liên tục để dọa con mồi, khiến con mồi hoảng sợ phải di chuyển đi nhiều nơi để trốn chạy, hành động này giúp chim lợn dễ dàng phát hiện ra đối tượng cần săn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng tiếng kêu của chim lợn là một hồi chuông báo báo hiệu một sự sống nữa đang sắp sửa bị chấm dứt.

Phân biệt chim lợn và cú mèo

Không ít người nhầm lẫn và nghĩ rằng chim lợn và cú mèo là cùng một loài. Tuy nhiên, trên thực tế cú mèo và cú lợn là hai loài khác nhau, chúng cũng thuộc hai họ riêng biệt, chỉ giống nhau về thời gian hoạt động, tập tính săn bắt mồi vào ban đêm và môi trường sống (chủ yếu ở các khu vực làng mạc, bìa rừng và một số ít ở thành thị).

Một số thông tin thú vị khác

chim lợn

  • Chim lợn rừng được đưa vào sách đỏ Việt Nam ở mức độ nguy cấp bậc T, tức bị đe dọa; đây là nguồn gen quý, có cá thể ít, hiếm gặp
  • Khi bay, đôi cánh của chim lợn không hề phát ra tiếng động. Điều đặc biệt này có được nhờ cấu tạo đặc biệt của lông vũ ở cánh của chúng
  • Chim lợn thường rất ít thay đổi khu vực kiếm ăn hay nơi làm tổ; chúng chỉ bỏ đi nơi khác khi phát hiện nơi ở hiện tại bị xáo trộn.
  • Ngày nay, tên gọi “chim lợn” được dùng để chỉ những người chuyên “bán tin” để phục vụ cho những hành vi phi pháp, thường là buôn lậu; hay những kẻ nhiều chuyện nơi công sở, “ngồi lê đôi mách”, ăn nói đặt điều, vu khống cho người khác.
  • Chim lợn kêu nhiều vào mùa sinh sản, khi nhu cầu kiếm ăn tăng cao.
  • Một con cú lợn lưng xám có thể tiêu diệt được khoảng 300-400 con chuột phá hoại mùa màng mỗi năm
  • Tại một số các quốc gia phương Tây, chim lợn được “chào đón” như một thú cưng trong nhà

Xem thêm: Chim Sẻ và 10+ thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Leave a comment