Tên thường gọi: Chồn hôi
Tên khoa học: Mephitis mephitis
Lớp: Động vật có vú
Chế độ ăn: Động vật ăn tạp
Tuổi đời:3 năm
Kích thước:khoảng từ 33 đến 41 cm
Cân nặng:khoảng từ 2.7 đến 3.6 kg

Đặc điểm

Chồn có kích thước khác nhau tùy theo từng loài. Tuy nhiên, tất cả đều có phần thân dài vừa phải, đôi chân ngắn, chắc khỏe cùng phần móng vuốt dài để công việc đào bới đất diễn ra suôn sẻ hơn.

Màu lông phổ biến nhất của chồn hôi là đen và trắng. Ít xuất hiện hơn là những cá thể mang màu nâu hoặc xám. Ngoài ra còn một số lượng nhỏ chồn có bộ lông màu kem. Từ khi sinh ra, trên cơ thể của chồn đã có những cái sọc mang màu sắc xen kẽ nhau. Phần sọc này có thể mọc ở trên lưng, đuôi hoặc chân.

Tập tính

– Ở những khu định cư, chồn hôi còn ăn cả rác thải mà con người vứt đi. Đôi khi, chúng được phát hiện khi đang ăn xác thối, thịt gia cầm hoặc thức ăn mà mèo và các động vật khác bỏ lại. Loài này còn thường đào hố trong bãi cỏ để tìm ấu trùng và giun.

– Vì có phần lông dày nên chồn hôi không lo bị ong chích. Nhờ đó, chúng thường săn những con ong mật để ăn thịt. Khi tìm thức ăn, loài này sẽ dùng bộ móng tay dài của mình để cào phía trước tổ ong và ăn những con ong bay vo ve xung quanh. Chồn mẹ sau này cũng truyền lại cách săn mồi cho đàn con của mình

– Chồn hôi là loài sống về đêm. Tức là, vào ban ngày, chúng sẽ say giấc nồng trong những tán cây để giữ sức, sau đó, khi màn đêm buông xuống, nó mới bắt đầu đi săn mồi. Thức ăn yêu thích của chúng bao gồm trái cây, thực vật, côn trùng, trứng chim, động vật gặm nhấm và chim. Tuy nhiên, loài này lại là mục tiêu săn mồi của một loài chim có tên “Cú sừng“. Các nhà khoa học tin rằng, vì cú sừng không có khứu giác nhạy bén, vậy nên, mùi hôi tỏa ra từ chồn cũng không làm những con thú này chùn bước.

– Tuy không có thói quen ngủ đông nhưng chúng cũng có một khoảng thời gian ẩn mình. Lúc này, chồn gần như không hoạt động nhiều và cũng hiếm khi ăn uống. Khi mùa đông đến, chồn cái có thói quen tụ tập lại với nhau còn giống đực lại thích ở cô đơn một mình.

– Mặc dù có khứu giác và thính giác nhạy bén nhưng chồn lại có thị lực khá kém. Chúng không thể nhìn thấy các vật cách xa mình hơn 3 mét, vì vậy, loài này dễ trở thành nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Tuy có tuổi thọ khi sống trong tự nhiên có thể đạt đến 7 năm nhưng hầu hết các cá thể chồn hôi chỉ sống được tới 1 năm. Những con chồn được nuôi nhốt thì có vòng đời dài hơn, khoảng 10 năm.

“Tuyệt chiêu” của chồn

Phần mùi hôi được tiết ra từ hai tuyến ở gần hậu môn của chồn có thể phun trúng kẻ thù ở khoảng cách 3,7 mét. Thỉnh thoảng, loài này cũng sẽ cảnh báo trước khi tiết ra mùi hôi vào đối thủ bằng cách chống chân trước, nâng cao đuôi vào gầm lên. Một vài cá thể chồn hôi còn có thói quen “chồng cây chuối” để phun ra được nhiều mùi hôi hơn. Trong trường hợp chạm trán nhau mà đối phương còn ngoan cố không chạy đi thì chồn sẽ phun thẳng vào mắt kẻ thù để trốn thoát một cách dễ dàng hơn. Mùi hương khó chịu này sẽ lưu lại trên cơ thể “nạn nhân” khoảng vài ngày liên tiếp

Sinh sản

Chồn hôi giao phối vào đầu mùa xuân và chúng cũng là loài vật đi theo “chủ nghĩa đa thê“. Tức là, một con đực có thể giao phối với nhiều bạn tình khác nhau. Trước khi sinh (thường vào tháng 5), con cái sẽ đào một cái hang để đàn con của chúng sống. Thời gian mang thai của loài này khoảng 66 ngày
Ngay khi sinh ra, chồn hôi sẽ bị mù và điếc bởi lúc này, cơ thể chúng đang được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Khoảng 3 tuần sau, đôi mắt của con non mới mở ra và nhìn thế giới xung quanh.
Chồn mẹ vừa là người chăm sóc lại vừa là người bảo vệ con khỏi những nguy hiểm rình rập xung quanh.

Hình ảnh

[smartslider3 slider=186]

Leave a comment