Chuột dũi trụi lông, chuột dũi không lông hay chuột dũi hoang mạc là loài chuột châu Phi không có lông, phân bố ở phía Đông của châu Phi. Đây là loài chuột hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Vậy còn điều gì thú vị về loài động vật ăn cỏ đáng yêu này. Cùng THEGIOIDONGVAT.CO bọn tớ tìm hiểu ngay nhé!

Tên thường gọi: Chuột dũi trụi lông
Tên khoa học: Heterocephalus glaber
Loài: Động vật có vú
Chế độ ăn: Động vật ăn cỏ
Kích thước:Đầu và thân từ 3 đến 13 in (tương đương 7,62 đến 33cm)
Phần đuôi : lên đến 3 in (7,62cm)
Trọng lượng: lên đến 3,3 ibs ( tương đương 1,5kg)
Tình trạn trong sách đỏ: Không được xếp hạng

1. Thông tin về chuột dũi trụi lông

Có rất nhiều loài chuột dũi khác nhau. Nhưng được biết đến nhiều nhất có lẽ là loài chuột dũi trụi lông, với thân hình không có lông, hình ống, da nhăn nheo làm cho nó trông giống như một con hải mã nhỏ xíu – hoặc như những chiếc xúc xích lắp thêm răng.

2. Chế độ bầy đàn

Chuột dũi trụi lông là loài gặm nhấm nhưng chúng sống thành một cộng đồng lớn giống như nhiều loài côn trùng. Hàng chục con chuột sống chung với nhau tạo thành một bầy đàn do một con chuột đứng đầu – được gọi là chuột đầu đàn hay nữ hoàng. Như trong một số loài côn trùng, nữ hoàng là con chuột cái duy nhất có khả năng sinh sản và còn non trẻ.
Đào hang là nhiệm vụ của toàn bộ gia tộc chuột sống trong hang, chúng sử dụng răng và mõm của mình. Chuột dũi thu thập rễ và củ tha về hang để dùng làm thức ăn. Những con chuột khác thì có nhiệm vụ bảo vệ nữ hoàng.
Hầu hết những loài chuột dũi khác sống một mình hoặc sống thành các gia đình nhỏ. Mặc dù chuột dũi dành phần lớn thời gian để đào bới và tìm kiếm thức ăn về hang, đôi khi chúng xuất hiện để tìm kiếm hạt giống hoặc các loại thực vật khác.

3. Hình thái

Chuột dũi trụi lông thường dài từ 3 đến 4 in (tương đương từ 8 đến 10cm) và nặng từ 1,1 đến 1,2 oz (từ 30 đến 35 gram). Chúng sống chủ yếu ở dưới lòng đất. Đôi mắt của chuột khá nhỏ, thị lực kém. Chân của chúng mỏng và ngắn, tuy nhiên chuột rất giỏi trong việc di chuyển dưới lòng đất và có thể lùi nhanh như khi chúng tiến về phía trước. Răng lớn, hơi nhô ra dùng để đào đất, môi ở ngay phía sau răng để ngăn không cho đất rơi vào miệng trong khi đào. Khoảng một phần tư cơ bắp được sử dụng để đóng hàm khi chúng đào đất – tỷ lệ tương đương như lực được sử dụng ở chân người. Chuột dũi có mấy sợi tóc nhỏ và có bộ da nhăn nheo màu vàng nhạt bị thiếu lớp cách điện.

4. Tuổi thọ

Chuột dũi trụi lông được quan tâm còn bởi vì tuổi thọ của chúng. Nó có thể sống được 32 năm – giữ kỉ lục là loài gặm nhấm sống lâu nhất. Chuột dũi có khả năng chống lại ung thư và duy trì mạch máu khỏe mạnh lâu hơn so với những loài chuột khác. Nguyên nhân giúp chuột có thể sống khoảng thời gian dài như vậy đang là vấn đề cần nghiên cứu và tranh luận, nhưng được cho là có liên quan đến sự hạn chế việc trao đổi chất trong điều kiện khó khăn, từ đó ngăn ngừa được sự lão hóa do stress oxy hóa gây ra.

5. Phân bố

Chuột dũi thường được tìm thấy ở các đồng cỏ nhiệt đới ở Đông Phi, chủ yếu là miền nam Ethiopia, Kenya và Somalia.
Chuột dũi sống thành đàn từ 75 đến 80 cá thể trong các hang có hệ thống phức tạp trong sa mạc châu Phi khô cằn. Các hệ thống đương hầm được chuột dũi xây dựng có thể kéo dài từ 2-3 mi (tương đương từ 3 đến 5km).

6. Sự hô hấp và trao đổi chất

Chuột dũi trụi lông có khả năng thích nghi tốt với lượng oxy ít ỏi có sẵn trong các đường hầm. Phổi của chúng rất nhỏ và máu có ái lực rất mạnh với oxy, làm tăng hiệu quả hấp thu oxy. Chuột dũi có thể sống sót ít nhất 5 giờ trong không khí chỉ chứa 5% oxy. Trong điều kiện thiếu oxy, chuột sẽ mất ý thức, nhịp tim của chúng giảm xuống khoảng 20 đến 50 nhịp mỗi phút và hơi thở ngừng lại ngoài những nỗ lực thở không thường xuyên. Trong điều kiện đó, chuột sử dụng fructose trong quá trình glucolysis kỵ khí tạo ra axit lactic. Cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra để đáp ứng với thời gian dài phải nhịn đói, tỷ lệ trao đổi chất của chuột có thể được giảm tới 25 phần trăm.

Album ảnh

[smartslider3 slider=146]

Video

Leave a comment