Tên thường gọi: Công lam Ấn Độ
Tên khoa học: Pavo cristatus
Lớp:Chim
Chế độ ăn:Động vật ăn tạp
Tuổi đời:20 năm
Kích thước:khoảng từ 1 đến 1.2 mét
Cân nặng:khoảng từ 4 đến 6kg

Giới thiệu về công lam Ấn Độ

Công lam Ấn Độ là một loài chim thuộc họ Trĩ trong bộ Gà.

Đặc điểm của công lam Ấn Độ

– Công đực là một trong những loài chim có kích thước to nhất biết bay (Đà điểu châu Phi, châu Âu và một số loài khác tuy có hình dáng lớn hơn nhưng lại không biết bay). Công có bộ lông rực rỡ mọc ra từ lưng của mình, phần lông này có chiều dài khoảng 1.5 mét – thậm chí còn dài hơn cả thân chim. Khi muốn khoe vẻ đẹp của mình, đầu tiên chúng nâng phần lông đuôi ngắn cũn phía trong trước, sau đó mới đến phần lông dài hơn và xòe ra thành hình cánh quạt. Lông đuôi của công bắt đầu mọc ra từ năm 2 tuổi nhưng phải đến 2 năm sau mới được phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, lông chim còn có thể rụng và bay khắp nơi quanh năm. Khác với các cá thể đực chỉ có cái lưng màu nâu cùng chiếc bụng trắng thì chim cái có nhiều màu sắc hơn tuy lông của chúng không dài bằng bạn tình. Cả hai giống đều có chỏm lông trên đỉnh đầu và phần cổ mang sắc xanh Đầu và cơ thể của công có chiều dài khoảng 1 mét

– Loài công này có nguồn gốc từ đất nước của những tôn giáo linh thiêng – Ấn Độ, Sri Lanka và tập trung ở Nam Á. Ở các quốc gia khác, chúng cũng được nuôi và giới thiệu trong những triển lãm, công viên, vườn thú, bảo tàng tự nhiên hoặc làm vật nuôi trong nhà.

– Khi được nuôi nhốt, công lam Ấn Độ có thể sống tới năm 23 tuổi nhưng nếu ở trong tự nhiên thì trung bình tuổi đời của loài này chỉ vỏn vẹn 15 năm

Chế độ ăn

Vì là động vật ăn tạp nên thức ăn của loài này rất đa dạng: từ côn trùng, hoa quả, cho tới các động vật có vú nhỏ và bò sát. Những chú công sinh sống ở khu vực nông trại thì ăn nhiều loại cây trồng và quả như lạc, cà chua, lúa, ớt và chuối. Đặc biệt hơn, khi ở gần nhà dân, chúng còn ăn các loại thức ăn thừa và thậm chí cả phân người nữa

Tập tính

Trước kia, công thường tụ họp lại thành một đàn nhỏ (gồm 1 con đực với 3 đến 5 con cái) và ăn cỏ dưới mặt đất. Tuy nhiên, sau mùa sinh sản thì bầy đàn chỉ còn công mẹ và những đứa con của chúng. Loài này rất thích được cuộn tròn người, lăn mình trong những bãi cát vào chập tối, cùng với đó, đàn công cũng có thói quen cùng nhau đi bộ đến hồ để uống nước. Khi bị quấy rầy, chúng thường trốn thoát bằng cách chạy thật nhanh thay vì tung cánh bay cao.

Sinh sản

Công là một loài vật theo chủ nghĩa “đa thê“, tức là một con công đực có thể giao phối với nhiều con cái khác. Hơn nữa, công cái cũng không thích “đánh dấu chủ quyền” bạn tình của mình. Con đực xòe rộng cái đuôi của mình và mời con cái thức ăn như một cách để tán tỉnh bạn tình.

Mùa giao phối của công khác nhau tùy theo nơi chúng sinh sống. Ở miền Nam Ấn Độ thì là từ tháng Tư đến tháng Năm, ở Sri Lanka là tháng Giêng đến tháng Ba, còn tới miền Bắc Ấn Độ thì lại vào tháng Sáu. Thông thường, công cái là giống duy nhất thực hiện việc ấp trứng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp từng ghi nhận là giống đực ấp trứng. Sau khoảng 28 ngày sau, những con non nở ra và theo chân mẹ đi khắp nơi. Đôi khi, công mẹ còn để đám con của mình nằm trên lưng và cùng bay đến một cành cây vững chắc nào đó.

Hình Ảnh

[smartslider3 slider=179]

<h2Video/h2>

https://www.youtube.com/watch?v=6uG_s4TBVKw

Leave a comment