Cua xanh Đại Tây Dương là động vật không xương sống thuộc Lớp Giáp Mềm, Bộ Mười Chân, bắt nguồn và phân bố trải dài ở vịnh Mexico, Nova Scotia (Tây Đại Tây Dương) tới Argentina, hiện nay chúng sống ở nhiều vùng biển khác nhau như Nhật Bản, Địa Trung Hải, biển Đen, Baltic…
Cua xanh Đại Tây Dương được phân biệt với những loài cua khác do thiếu xương sống làm khung nâng đỡ cho các cơ quannội tạng. Sự tách biệt về giới tính được thể hiện rõ qua hình dáng phần bụng cua. Cá thể đực sẽ có hình chữ T trong khi con cái là nửa hình tròn có đỉnh nhọn. Trên phần càng, con đực có màu xanh dương và phần đầu càng màu đỏ nhưng con cái lại có màu da cam với đầu càng màu tím.

Tên thường gọi: Cua xanh Đại Tây Dương
Tên khoa học: Callinectes sapidus
Loài: Động vật không xương sống
Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
Tuổi thọ: 1 đến 3 năm
Kích thước: Dài 10 cm, rộng 22 cm
Trọng lượng trung bình: 0.4-0.8kg
Tình trạng trong Sách Đỏ: Không được xếp hạng

Thức ăn của Cua xanh Đại Tây Dương

Cua xanh có một danh sách dài những món ăn yêu thích bởi chúng có thể ăn cả thực vật và động vật. Trong số này các loài như các loài cá nhỏ, các sinh vật vỏ nhuyễn, giun đốt… Tuy vậy chúng cũng nằm trong chuỗi thức ăn của các loài động vật khác như cá chình, cá hồi đỏ, vịt, cá mập, cá đuôi gai… và con người.

Tìm hiểu thêm: Cua Đỏ Đảo Giáng Sinh – Những kẻ xâm chiếm đích thực

Quá trình sinh trưởng và sinh sản của Cua xanh Đại Tây Dương

Trứng của Cua xanh nở ở vùng nước có độ mặn cao nơi cửa sông, vùng nước ven biển và được đưa ra biển bằng các đợt thủy triều. Cua non phát triển bằng cách thay vỏ, để phát triển lớp thay thế. lớp vỏ này sẽ dần cứng lại và là nơi bám của phần thịt, cơ. Trong khi con cái phát triển dần phần gai trên mai và cơ quan sinh sản thì con đực phát triển bền ngang.

Quá trình giao phối của Cua xanh cũng khá thú vị, con đực có thể giao phối nhiều lần mà không trải qua quá trình thay đổi trong hình thái học trong suốt thời gian này. Việc giao phối này là một phần phức tạp bởi chúng đòi hỏi phải cso thời gian phối giống cực kỳ chính xác. Thời điểm giao phối thường xảy ra ở những tháng nóng nhất năm. Cá thể cua cái sẽ di cư đến thượng nguồn các cửa sông, nơi con đực đang nương náu. Những cá thể Cua đực sẽ tích cực tìm kiếm con cái, khi đã kết đôi, chúng sẽ phải chiến đấu với các con đực khác, vì vậy Cua đực phải bảo vệ chính bản thân mình và con cái trước, trong và sau khi thụ tinh. Sau quá trình thụ tinh thành công, con đực tiếp tục bảo vệ con cái cho tới khi vỏ của chúng cứng lại. Con cái cũn giữ lại số tinh trùng của con đực trong vòng một năm để sử dụng trong nhiều lầntieeps theo.

Một số thông tin thú vị về Cua xanh Đại Tây Dương có thể bạn không biết:

– Màu xanh của Cua bắt nguồn từ sắc tố trong vỏ alpha- crustacyanin , tương tác với sắc tố đỏ, astaxanthin, tạo thành màu xanh lục.
– Cua xanh Đại Tây Dương bị một số bệnh và ký sinh trùng gây hại như sán lá, sâu vòi, sinh vật đơn vào có lông (Ciliate), khuẩn Ameson
– Trong một lần sinh sản, Cua xanh cái có thể đẻ tới 2 triệu trứng

Album ảnh

[smartslider3 slider=117]

Leave a comment