Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn sinh trưởng nhanh, hiện phân bố rộng khắp ở hầu hết các nước trên thế giới, nhiều nhất ở các nước nhiệt đới và gần xích đạo.

Tên thường gọi: Dế mèn

Tên khoa học: Gryllidae

Lớp: Côn trùng

Ngành: Động vật Chân khớp

Tập tính: Bầy đàn

Kích thước: Dài 2,5 cm, rộng 0,8 cm

Tuổi thọ trung bình: ít hơn 2 năm

Môi trường sống của dế mèn

Cũng giống như các loài khác thuộc họ Dế, hầu hết dế mèn đều sống dưới những đồng cỏ xanh, bụi rậm, đống đổ nát hay trong các hang sâu dưới lòng đất

Đặc điểm nhận dạng dế mèn

dế mèn

  • Kích thước cơ thể trung bình, một con dế mèn trưởng thành có chiều dài cơ thể vào khoảng 2,5cm và bề ngang cơ thể khoảng 0,8cm tạo nên cơ thể hình trụ, đầu tròn
  • Thường có 3 màu chính đặc trưng là: đen huyền, nâu đỏ và vàng nghệ
  • Dế mèn có 6 chân với 2 chân sau lớn giúp dế nhảy cao và xa
  • Đặc điểm nổi bật của dế mèn là cặp râu dài gần như gấp đôi chiều ngang cơ thể, có chức năng định vị đường đi và tìm kiếm thức ăn mỗi ngày.
  • Dế mèn trống và dế mèn mái được phân biệt với nhau bởi đặc điểm của đôi cánh, bụng và phần đuôi: dế mèn trống có cánh dài, rộng màu nâu pha đen, che hết phần lưng và hơi nhăn, bụng nhỏ, phần đuôi có 2 râu ngắn trong khi dế mèn mái có cánh thẳng hơn, màu đen, bụng to chứa trứng và phần đuôi sau có 2 râu ngắn cộng thêm 1 cái vòi dài gọi là bộ phận sinh sản của dế.

Tìm hiểu thêm: Châu Chấu Và 10+ Điều Thú Vị Nhất Định Phải Khám Phá

Đặc điểm tính cách dế mèn

dế mèn

  • Dế mèn sống theo bầy đàn, có bản tính hung hăng nhưng lại sống trong những môi trường đơn giản, dễ thích nghi với điều kiện tự nhiên như hang sâu ẩm ướt hay đám cỏ khô
  • Dế mèn trống rất nóng tính, lại hiếu thắng, hay đánh nhau với các dế trống khác, trong khi dế mèn mái thì hiền hơn
  • Dế mèn sống về đêm, dế mèn trống có tiếng gáy to, dai dẳng nhằm thu hút, ve vãn bạn tình, dế mèn mái không biết kêu hoặc không kêu được

Tập tính sinh sản của dế mèn

  • Trong tự nhiên, dế mèn sinh trưởng, phát triển và sinh sản gần như quanh năm, nhất là vào mùa mưa.
  • Dế mèn đẻ trứng, trứng được di chuyển từ bụng dế mèn mái qua vòi xuống dưới lòng đất
  • Một dế mèn mái mỗi lần đẻ rất nhiều trứng, những trứng đã được thụ tinh sẽ nở ra dế con sau 9-12 ngày, trung bình một con dế mèn mái có thể cho ra khoảng 2.000 dế con. Con non thường được nở ra vào mùa xuân và trưởng thành sau đó vài tuần (thường là từ 40-45 ngày) và bắt đầu sinh sản được khi chúng được 50-55 ngày trở đi.

Thức ăn của dế mèn

dế mèn

Dế mèn là loài côn trùng tạp ăn, chúng có thể ăn tất cả các loại cỏ, bao gồm cả cỏ tươi và cỏ khô, chồi non, lá khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuột, rễ cây,.. ngoài ra, có thể ăn các loại cám nghiền mịn, côn trùng hay các loại dế khác nhỏ hơn. Vì vậy, dế mèn cũng được xếp vào danh sách những loài động vật ăn thịt đồng loại.

Nuôi dế mèn đúng cách

Dế mèn là loài côn trùng khá dễ nuôi, sống được trong môi trường đơn giản, không cầu kỳ; vì vậy, có thể tổ chức chăn nuôi dế mèn theo hình thức công nghiệp; tuy nhiên nên lưu ý đảm bảo môi trường nuôi nhốt tương tự như môi trường ngoài tự nhiên. Có thể tham khảo các cách nuôi dế mèn như sau:

dế mèn

  • Nuôi trong thùng nhựa: dùng loại thùng có dung tích khoảng 60l, có nắp đậy để nuôi; lưu ý chọc các lỗ thủng nhỏ tạo độ thoáng trên nắp thùng
  • Nuôi trong thùng xốp: thường xuyên kiểm tra chất lượng thùng, tránh tình trạng dế mèn cắn thủng thùng và bò ra ngoài, gây thất thoát
  • Nuôi trong khay: dùng loại khay hình chữ nhật và xếp các hộp nhỏ đè lên nhau
  • Nuôi trong chậu nhựa: dùng loại chậu cao khoảng 35-40cm, rộng 40-50cm

Một số lưu ý khi nuôi dế mèn

dế mèn

  • Dế mèn là loài côn trùng có giai đoạn lột xác, mỗi lần như thế, dế mèn rất mềm nên thường bị đồng loại cắn hoặc ăn thịt. Vì vậy, để hạn chế hao hụt khi nuôi, cần tạo không gian nuôi nhốt rộng, thoáng, có thể bố trí thêm một số lá cây hay giấy báo vo cục giúp dế leo trèo, lẫn trốn hay gặm nhấm khi cần
  • Lưu ý sử dụng những vật dụng có sẵn để làm khay đựng thức ăn cho dế mèn; nhưng phải làm nhám cả hai mặt để tránh việc dế mèn leo trèo làm đổ thức ăn ra ngoài. Có thể sử dụng những đồ dùng có sẵn như nắp nhựa, vỏ hộp sữa chua, các đĩa nhỏ có vành cao tương ứng để đựng. Thức ăn cho dế mèn phải được rửa sạch, đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật
  • Cần đảm bảo luôn có nước sạch cho dế uống, nước được đặt trong một khay nhỏ, tránh dùng khay quá cỡ khiến dế trượt chân té chết vào trong; ngoài ra, nên lưu ý dùng bình xịt để xịt vào chuồng nuôi để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho dế sinh trưởng và phát triển
  • Đất cho dế mèn đẻ thường là đất cát, hoặc có thể trộn theo tỷ lệ 2 đất: 1 cát để giữ được độ ẩm cho đất để dế đẻ.

Có thể bạn quan tâm: 100 Sự Thật Thú Vị Về Thế Giới Động Vật Nhất Định Sẽ Khiến Bạn Bất Ngờ

Leave a comment