Tên thường gọi: Gấu ngựa châu Á (gấu đen châu Á)(Asiatic black bear), Gấu đen Tây Tạng, Gấu đen Himalaya, hay gấu đen châu Á
Tên khoa học: Ursus thibetanus
Lớp: Động vật có vú
Phân bố: Đông nam Iran, Afghanistan, Pakistan, qua dãy Himalaya đến Myanmar, Đông Nam Á, miền nam Nga, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, các đảo phía nam của Nhật Bản và Đài Loan.
Tuổi thọ: Trong tự nhiên, gấu đen sống được 25 năm.
Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống được hơn 30 năm.
Kích thước: Chiều cao từ 1,2 đến 1,8 m
Cân nặng: Con đực từ 110 đến 150 kg
Con cái từ 65 đến 90 kg
Tình trạng:Đang bị đe dọa

Thông tin mô tả

  • Gấu ngựa châu Á có bộ lông màu đen và một miếng vá hình chữ V trắng trên ngực. Đuôi của chúng thường được phủ một lớp lông dài và có đôi tai lớn hơn các loài gấu khác. Gấu có bộ móng vuốt tương đối nhỏ nhưng lại là những nhà leo núi giỏi. Chúng dành phần lớn thời gian của mình để tìm kiếm thức ăn trên các tán cây. Giống như những chú gấu khác, loài gấu đen châu Á có khứu giác phát triển nhưng thị giác và thính giác lại kém phát triển. Chúng có ngoại hình tương tự như gấu nâu nhưng cơ thể lại mảnh mai hơn. Mõm và mũi to hơn và chuyển động nhiều hơn so với gấu nâu. Hộp sọ của chúng tương đối nhỏ.
  • Mặc dù là động vật ăn cỏ nhưng cấu trúc hàm của gấu lại không thích ứng với chế độ ăn này như gấu trúc.
  • Một con gấu đen với đôi chân sau bị gãy vẫn có thể leo lên cây một cách dễ dàng. Trái ngược với gấu Bắc Cực, gấu đen châu Á có thân trên mãnh mẽ và thân sau tương đối yếu.
  • Gấu ngựa châu Á thường cao từ 1,2 đến 1,8 m. Con đực nặng hơn con cái với cân nặng dao động từ 110 đến 150 kg. Gấu cái thường nặng từ 65 đến 90 kg.

Tập tính

  • Gấu đen là loài sống riêng lẻ và đơn độc, chúng chỉ đi thành đôi hay thành đàn khi đến mùa sinh sản. Chúng có thể hoạt động vào cả ban ngày và ban đêm. Nhưng mọi hoạt động sống diễn ra chủ yếu vào ban đem, thời gian không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người.
  • Ở vùng khí hậu lạnh hơn, gấu đen có thể ngủ đông trong những tháng mùa đông lạnh giá. Ở vùng khí hậu ấm hơn, chúng lại bước vào khoảng thời gian nghỉ ngơi mà không được coi là ngủ đông thực sự. Ở Nga, nơi có mùa đông lạnh giá nhất, gấu đen thường đến vào tháng 11 vào rời đi vào tháng 4 hoặc tháng 5. Trong thời gian ngủ đông, gấu đen có thể giảm nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.
  • Gấu đen châu Á có phạm vi sống kéo dài khoảng 6,5 đến 35 km2. Độ lớn của vùng lãnh thổ phụ thuộc vào mật độ và tính có sẵn của nguồn thức ăn. Gấu đánh dấu lãnh thổ của mình bằng cách để lại mùi hương, phân và phun nước tiểu lên đá và cây cối.

Chế độ ăn

Chế độ ăn của gấu phụ thuộc vào môi trường sống. Chúng được xếp vào nhóm những loài ăn thịt như nhiều loài gấu khác, tuy nhiên gấu đen lại có chế độ ăn kiêng bao gồm thực vật và hoa quả.
Thức ăn chủ yếu của chúng bao gồm hạt giống, trái cây, thực vật, hạt dẻ, quả óc chó và các loại hạt khác. Ngoài ra chúng cũng ăn mối và kiến, đôi khi có cả chim và động vật gặm nhấm.

Sinh sản

  • Gấu đen châu Á đạt đến độ tuổi sinh sản khi chúng được 4 hoặc 5 tuổi. Mùa sinh sản của chúng thường rơi vào mùa hè và đỉnh nhất là tháng Sáu và tháng Bảy. Chúng sinh sản sau mỗi 2 đến 3 năm.
  • Việc mang thai kéo dài từ 6 đến 8 tháng được cho là trì hoãn việc việc thụ tinh. Con cái thường xây hang để đẻ con của mình. Gấu con được sinh ra vào giữa tháng Ba và tháng Tư. Gấu con mới sinh ra không có lông và được cai sữa khi chúng được 6 tháng tuổi.

Các mối đe dọa

  • Những kẻ thù của chúng trong tự nhiên thường là hổ, gấu nâu và chó sói.
  • Ngoài ra việc mất môi trường sống, suy thoái rừng và các hoạt động công nghiệp hóa của con người đã làm cho số lượng gấu giảm sút.
  • Việc săn bắt các bộ phân của gấu phục vụ cho y học cổ truyền đang được đẩy mạnh bởi nhu cầu ngày càng gia tăng ở thị trường châu Á.

Hình Ảnh

[smartslider3 slider=207]

Leave a comment