Gián gió là một trong những loài động vật đặc trưng của vùng đảo Madagascar. Chúng là một loài đặc biệt thú vị trong thế giới động vật, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chúng nhé!

Tên thường gọi: Gián gió Madagascar
Tên khoa học: Gromphadorhina portentosa
Loài:Động vật không xương sống
Cách sống:Theo bầy, đàn
Tuổi thọ :từ 2 tới 5 năm
Cách sống:Theo bầy, đàn
Kích thước:dài từ 0.05 mét tới 0.07 mét
Trọng lượng:0.02 kg

Đặc điểm của gián gió Madagascar

Những chú gián này có hình oval, bề ngoài màu nâu bóng vô cùng bắt mắt cùng một đôi râu gắn ở đỉnh đầu và đặc biệt, chúng không có cánh như các đồng loại của mình. Thậm chí, Gián gió Madagascar đực còn có hình dáng rất độc đáo đó là những chiếc sừng lớn.

Gián đực sử dụng sừng của chúng để phòng thân trong những trận đấu ác liệt với các loài động vật khác. Tên gọi “gián gió” là bắt nguồn từ thói quen của loài này, gián gió Madagascar dùng sừng và phần bụng dưới của mình để tự vệ, giữa những trận chiến với đối thủ, chúng thường kêu lên những tiếng xì xì để thể hiện khí thế. Những chú gián dành chiến thắng kêu nhiều hơn những chú gián bại trận, chúng làm vậy như một cách để thể hiện sự oai phong của mình.

Khi giao phối, gián gió Madagascar cũng kêu những tiếng xì xì. Trong khi phần lớn các loại côn trùng tạo ra tiếng kêu riêng của mình bằng cách cọ xát các bộ phận cơ thể của chúng với nhau hoặc sử dụng màng rung thì gián gió Madagascar kêu xì xì bằng cách thổi khí qua lỗ thở. Việc tạo ra âm thanh qua hệ hô hấp này thường xuất hiện nhiều hơn ở các loài động vật có xương sống.

Nơi sống và chế độ ăn

Giống như 99% các cá thể gián khác, gián gió Madagascar không phải là con vật gây hại và chúng không sống trong nhà con người. Loài gián này sống trong rừng và thường ẩn náu dưới những khúc gỗ, những vệt lá vụn. Gián gió Madagascar hoạt động nhiều vào ban đêm, đây cũng là thời điểm chúng đi kiếm ăn. Thức ăn của loài này chủ yếu là hoa quả và cây cối

Sinh sản

Gián gió Madagascar bắt đầu vòng đời của mình một cách rất độc đáo. Đầu tiên, gián mẹ sẽ mang trong mình những quả trứng có hình dạng như những chiếc kén nhỏ. Sau đó, vào một thời điểm xác định, chúng sinh ra những đứa con của mình (thường là 60 con một lứa).

Một số thông tin thêm về Gián Gió Madagascar có thể bạn chưa biết:

− Một đàn gián gió Madagascar nhỏ có thể ăn hết một củ cà rốt lớn chỉ trong một ngày
− Gián gió Madagascar tạo ra tiếng kêu của riêng mình bằng cách thổi khí qua lỗ thở, đây là một đặc điểm mà hiếm loài côn trùng nào có được

Album ảnh

[smartslider3 slider=156]

Video

Leave a comment