Tên thường gọi: Hổ Hoa Nam, hổ Hạ Môn
Tên khoa học: Panthera tigris amoyensis

Số lượng và tình trạng bảo tồn

− Hổ Nam Trung Quốc là loài hổ đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới. Trong thế giới động vật, chỉ còn khoảng 24 cá thể hổ tồn tại ở Trung Quốc và Nam Phi. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), phân loài này rất có thể đã bị tuyệt chủng bởi lẽ chúng chưa từng được nhìn thấy trong tự nhiên từ khoảng hai thập kỷ gần đây.
− Trong sách đỏ của IUCN, hổ Hoa Nam đã bị liệt kê vào danh sách động vật “cực kỳ nguy cấp“. Vào giữa thế kỷ 20, những con hổ này bị săn bắt để lấy các bộ phận cơ thể phục vụ cho y học cổ truyền Trung Quốc. Chúng cũng bị giết vì bị con người coi là loài gây hại.
− Giờ đây, loài này đang được dồn hết sức lực để phối giống.

Nơi sống

− Nơi sống của hổ Hoa Nam bao gồm miền Trung và miền Nam Trung Quốc, nơi đây còn từng là lãnh thổ của cả Hổ Bengal, Hổ Siberia và Hổ Đông Dương.
− Do dân số ngày càng tăng nên người ta đã dần phá hủy môi trường sống của hổ Hoa Nam để xây dựng nhà cao tầng. Bên cạnh đó, nạn săn bắn cũng góp phần làm cho số lượng loài này giảm sút.
− Chúng thường có mặt trong các khu rừng thường xanh, đầm lầy, rừng, đồng cỏ, rừng cây rụng lá, rừng nhiệt đới, sa mạc hay cả núi đá. Loài này đã được tiếp xúc với nhiều loại khí hậu, nhiệt độ và cả độ cao trên núi. Nơi sống của chúng phải bao gồm thật nhiều con mồi để hổ Hoa Nam có thể thỏa sức săn bắt và nguồn nước.

Đặc điểm ngoại hình

− Hổ Hoa Nam là một phân loài nhỏ thuộc loài hổ.
− Sọc của chúng to và cách xa nhau hơn của những phân loài khác. Mỗi cá thể có một mẫu sọc độc đáo khác nhau.
− Bộ lông màu màu nâu đất của hổ cũng giúp loài này ngụy trang hoàn hảo trong môi trường tự nhiên để nấp sau cây và rình rập con mồi.
− Hổ Hoa Nam đực có kích thước cơ thể khoảng 2,6 mét trong khi con cái là khoảng 2,3 mét.
− Cân nặng của giống đực nặng khoảng 150 kg còn con cái rơi vào khoảng 110 kg

Tập tính

− Giống như các phân loài khác, hổ Hoa Nam là loài ăn thịt.
− Chúng có thói quen rình rập một cách lén lút trước khi tấn công con mồi bằng cách đập thật mạnh vào cổ đối phương. Sau đó, loài này kéo “nạn nhân” đến nơi trú ẩn của mình để ăn thịt.
− Cùng một lúc, hổ Hoa Nam có thể tiêu thụ tới 40 kg thịt. Tuy nhiên, chúng còn có thể nhịn ăn trong một thời gian dài nữa
− Loài này sống khá đơn độc.
− Hổ Hoa Nam là một “vận động viên bơi lội cừ khôi” và có khả năng leo núi “đỉnh cao”.
− Chúng dùng nước tiểu của mình để đánh dấu lãnh thổ. Kích thước lãnh thổ của hổ phụ thuộc vào số lượng cá thể sinh sống. Loài này sẽ dành hết sức để bảo vệ lãnh thổ, nhưng bên cạnh đó, chúng cũng chia sẻ chỗ ở của mình cho những con hổ khác nhằm mở rộng lãnh thổ.
− Hổ cái có thói quen thành lập lãnh thổ ở gần mẹ của mình trong khi con đực lại thích ở thật xa nơi chúng sinh ra.
− Hổ Hoa Nam giao tiếp với nhau bằng những tiếng gầm gừ, rên rỉ hay tiếng kêu xì xì. Ngoài ra, chúng còn sử dụng nét mặt để biểu hiện cảm xúc. Ví dụ, khi đang phòng thủ thì hổ sẽ nhe răng, giương hai tai của mình ra và mở to mắt.
− Hổ dựng hang trong những nơi có cây cối rậm rạp, hang động hoặc trong thân cây rộng
− Chúng thích săn bắt vào ban đêm. Loài này xác định con mồi bằng cách dùng thị lực và thính giác nhạy bén

Sinh sản

− Hổ Hoa Nam có thể giao phối vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường là vào từ cuối tháng 11 đến tháng 4. Chúng là loài theo chủ nghĩa đa thê, tức là một cá thể đực có thể giao phối với nhiều con cái khác nhau. Giống đực đạt đến độ trưởng thành vào lúc 5 tuổi trong khi con cái là vào 4 tuổi.
− Hổ mẹ thường đẻ từ 1 đến 5 con non với thời gian mang thai là 103 ngày. Khi mới được sinh ra, hổ con không thể nhìn thấy được thứ gì, việc duy nhất chúng làm được là uống sữa mẹ trong 8 tuần đầu. Sau đó, con non mới sẵn sàng rời khỏi khang. Khi đạt 6 tháng tuổi, hổ mẹ sẽ dạy chúng cách đi săn và sống độc lập khi đủ từ 18 đến 24 tháng tuổi

Vòng đời

− Khi sống trong tự nhiên: khoảng 15 năm
− Khi sống trong tình trạng nuôi nhốt: khoảng 20 năm

Leave a comment