Huơu cao cổ là động vật có vú cao nhất thế giới còn tồn tại, chúng là loài Thú ăn cỏ, thuộc bộ Guốc chẵn và phân bộ Nhai lại. Đặc điểm chính của Huơu cao cổ đó là cổ và chân rất dài, phân bố chủ yếu ở Nam Phi, Niger và Somali, khu vực sống chủ yếu là hoang mạc và rừng thưa và xavan.

Tên thường gọi: Hươu cao cổ
Tên khoa học: Giraffa camelopardalis
Lớp: Động vật có vú
Chế độ ăn:Động vật ăn cỏ
Tuổi thọ: 25 năm
Kích thước: 4,2-5,7 mét
Trọng lượng trung bình khoảng: 0,8-1,25 tấn
Tình trạng trong Sách Đỏ: Sắp nguy cấp (Vulnerable)

Khám phá: Những sự thật đặc biệt thú vị về Tuần Lộc

Hành vi và kích thước kinh ngạc của Huơu cao cổ

Theo Thegioidongvat.Co tìm hiểu, Hươu cao cổ thường tạo thành các nhóm nhỏ khoảng 10-12 cá thể, đi lang thang và tìm kiếm thức ăn. Chúng thường sử dụng chiếc cổ dài ngoằng để giao chiến với nhau. Những lần như vậy thường kết thúc khi một con còn lại bỏ chạy.

Huơu cao cổ sử dụng chiều cao của chúng để có thể với được lá cây và chồi non mà ít động vật khác có thể với tới. Có một điều bạn không biết đó là lưỡi của hươu cao cổ cũng rất dài, càng ra tăng khả năng trong việc nạp năng lượng hàng ngày. Giống như trâu, bò, linh dương, cừu, nai, Huơu..chúng thường ợ thức ăn lên và nhau lại cả ngày. Một con Huơu cao cổ ăn hàng trăm kilogram thức ăn thực vật mỗi tuần, vì vậy hành vi đi lang thang là để thỏa mãn nhu cầu ăn uống. Do sống ở khu vực rừng thưa, xavan nơi trú ngụ của những loài động vật ăn thịt khét tiếng, nên chiều cao của Hươu cao cổ cũng cung cấp cho chúng tầm nhìn tuyệt vời.

https://www.facebook.com/TheGioiDongVat.Co/videos/195801544424212/

Tuy vậy hình dáng khổng lồ cũng khiến Huơu cao cổ gặp phải rất nhiều bất lợi và khó khăn. Mặc dù chỉ uống nước vài ngày một lần nhưng mỗi khi di chuyển tới nguồn nước, chúng thường phải quỳ chân, cúi mình và uốn cong cổ xuống, điều này khiến cho Huơu cao cổ dễ gặp nguy hiểm bởi những kẻ thù như loài sư tử, báo… ở châu Phi.

Những con Huơu cao cổ cái cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình sinh con, vì chiều dài của đôi chân, khi con non sinh ra, chúng sẽ rơi từ độ cao gần 2 mét xuống đất, những Huơu cao cổ con này thường sẽ tập đứng trong vòng nửa giờ và đi lại, chạy nhảy bình thường trong vòng 10 giờ sau khi được sinh ra.

Đọc thêm: [Infographic] Những thông tin cơ bản về loài Hươu Đuôi Trắng

Tình trạng khai thác và bảo tồn

Đáng buồn là Huơu cao cổ luôn là mục tiêu của các tay thợ săn châu Phi, các bộ phận cơ thể chúng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như lĩnh vực y tế, thực phẩm, trang sức, các dụng cụ gia đình… Hiện nay Huơu cao cổ đã tuyệt chủng tại một số vùng như Guinea, Senegal, Mauritania. Tính đến năm 2010, số lượng hươu cao cổ Nubian có thể dưới 250 cá thể, trong khi đó tổng số lượng hươu cao cổ trong tự nhiên đã giảm từ 155,000 cá thể xuống còn hơn 90,000 con trong năm 2016

Một số thông tin thêm về Huơu cao cổ có thể bạn chưa biết:

– Thời gian mang thai của hươu cao cổ dài hơn so với nhiều loài Thú khác, có thể từ 400-460 ngày
– Hươu con mới sinh đã cao hơn người trưởng thành, chiều cao hươu sơ sinh khoảng 1,7-2 mét
– Hươu cao cổ giao tiếp với nhau bằng nhiều âm thanh khác nhau như tiếng ho, tiếng hét hay rên rỉ…
– Mỗi hươu cao cổ ăn khoảng 34 kg lá cây mỗi ngày, khi hết lá cây chúng có thể ngai đi nhai lại vỏ cây.

Album ảnh

[smartslider3 slider=31]

Leave a comment