Kỳ nhông bùn hay kỳ nhông thường là loài động vật thuộc Lớp Lưỡng Cư, chi Necturus. Chúng sống hoàn toàn tại các khu vực sông, hồ, ao ở phía đông Bắc Mỹ. Kỳ nhông bùn thường có màu nâu gỉ, màu xám đên và có các đốm đen, phát triển chiều dài trung bình (bao gồm cả đuôi) là 33 cm. chúng là sinh vật chỉ sống vào ban đêm, ra ngoài kiếm ăn khi trời đã tối mịt.

Tên thường gọi: Kỳ nhông bùn/ Kỳ nhông
Tên khoa học: Necturus maculosus
Loài:Động vật lưỡng tính
Chế độ ăn:Động vật ăn thịt
Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên:11 năm
Kích thước:20-35 cm
Tình trạng trong Sách Đỏ:Ít quan tâm

Môi trường sống và hành vi của Kỳ nhông bùn

Hành vi của Kỳ nhông bùn Kỳ nhông bùn có thể coi là động vật đặc hữu khu vực Bắc Mỹ, thường sống ở phía Nam Canada như Georgia, Trung Tây Hoa Kỳ tới Bắc Carolina. Chúng thường ẩn dưới các lớp đá, không di chuyển nhiều cho tới khi trời tối, tuy nhiên tại vùng nước bùn chúng sẽ hoạt động cả ban ngày. Khi sống tại vùng nước sạch, da của Kỳ nhông sẽ trở nên tối và đậm màu hơn.
Các cá thể kỳ nhông đực có đôi chân nhỏ, dẹt có thể được dùng để di chuyển phía đáy sông, ao hồ. Ngoài ra, kỳ nhông bùn có một lớp nhầy bảo vệ cơ thể và “tuyến dạng hạt” giúp tiết chất độc để chống lại kẻ thù

Đọc thêm: Kỳ Giông Hổ Và 10+ Thông Tin Cơ Bản Cần Biết

Chế độ ăn của Kỳ nhông bùn

Do sở hữu bộ răng chắc sắn, rất đều, nhỏ – không có chức năng nghiền thức ăn, có hình nón, điều này sẽ giúp Kỳ nhông bùn đạt hiệu quả cao trong quá trình săn mồi. Khi phát hiện con mồi, Kỳ nhông bùn sẽ bơi nhanh tới và há to miệng, hút con mồi vào bên trong sau đó dùng hàm răng khóa chặt mục tiêu. Thức ăn thông thường của chúng là côn trùng, nhuyễn thể, cá nhỏ, động vật lưỡng cư, giun đất và nhện.
Chính vì vậy kẻ thù chính của Kỳ nhông là những loài cá ăn thịt, tôm càng, rùa và rắn nước. Các ngư dân khi bắt được chúng thường vứt bỏ.

Chế độ sinh sản của Kỳ nhông bùn

Kỳ nhông bùn thường mất khoảng 6 năm để trưởng thành về mặt giới tính. Thời gian giao phối sẽ vào mùa thu, khi tìm thấy bạn tình, con đực sẽ thả tinh trùng vào nước, lúc này các cá thể cái sẽ lấy số tinh tùng này và cất vào một tuyến nhỏ riêng biệt có tên Spermatheca cho tới khi trứng rụng và được thụ tinh. Trứng đã thụ tinh sẽ được con cái đẻ ở đáy sông, khu vực có nhiều đá. Một lần đẻ từ 20-200 trứng. Trứng có đường kính từ 5-6 mm. Các cá thể cái sẽ nán lại một thời gian cho tới khi trứng nở thành ấu trùng (khoảng 40 ngày)..

Một số thông tin thêm về Kỳ nhông bùn có thể bạn chưa biết:

– Kỳ nhông bùn thường trao đổi khí/hô hấp thông qua da và phổi tuy nhiên chúng còn phải dựa vào các chất bên ngoài làm biện pháp trao đổi khí chính
– Kỳ nhông bùn có thể hoạt động bình thường ngay cả khi nhiệt độ dưới 0 độ C và mặt hồ đã đóng băng
– Kích thước lớn nhất của Kỳ nhông bùn từng được ghi nhận là 43,5 cm

Album Ảnh

[smartslider3 slider=86]

Video

Leave a comment