Tên thường gọi: Ngựa vằn
Tên khoa học: Equus quagga
Lớp:Động vật có vú
Chế độ ăn: Động vật ăn cỏ
Tuổi đời:25 năm
Kích thước:khoảng 2,5 mét
Cân nặng:khoảng từ 200 đến 499 kg

Giới thiệu về ngựa vằn

Giống như dấu vân tay độc nhất vô nhị của con người, mỗi cá thể ngựa vằn đều có những sọc đen riêng biệt của mình. Không giống như hai “người anh em“: ngựa và lừa, ngựa vằn chưa bao giờ được thuần hóa.

Đặc điểm

Bờ vai của ngựa vằn đồng bằng phổ biến có kích thước khoảng từ 1,2 đến 1,3 mét còn phần thân dài từ 2 đến 2,6 mét. Cân nặng của con đực thường lớn hơn một chút so với con cái. Trong tất cả các loài, ngựa vằn Grevy là giống ngựa có kích thước lớn nhất.

Những cái sọc độc đáo của ngựa vằn là thứ giúp chúng trở thành một trong những loài động vật quen thuộc nhất với con người. Loài thú này xuất hiện ở nhiều môi trường khác nhau, từ đồng cỏ, thảo nguyên, rừng cây, bụi rậm gai góc cho tới núi và những ngọn đồi ven biển. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố đã tác động nghiêm trọng đến số lượng của ngựa vằn, đặc biệt là săn bắn lấy da và sự phá hủy môi trường sống.

Ngựa vằn là loài có thị lực rất tinh anh. Giống như hầu hết các động vật móng guốc, mắt ngựa vằn nằm ở hai bên đầu, nhờ vậy, chúng có tầm nhìn rộng hơn. Loài này còn có thể nhìn rất rõ ngay cả trong màn đêm tối tăm. Ngoài ra, thính giác của ngựa vằn cũng rất nhạy bén. Tai của chúng tròn và to hơn giống ngựa thông thường. Loài này gần như còn có thể xoay tai của mình theo nhiều hướng khác nhau.

Tập tính

Ngựa vằn thường di chuyển chậm hơn loài ngựa thông thường, nhưng về khả năng chạy bền tuyệt vời của chúng thì những kẻ săn mồi dữ tợn còn kém xa. Khi bị truy đuổi, một con ngựa vằn sẽ chạy theo đường zig-zag từ bên ngày sang bên kia khiến cho những con thú ăn thịt khó tấn công hơn. Đến lúc bị dồn vào chân tường, loài này sẽ đừng thẳng lên bằng hai chân và đá hoặc cắn vào kẻ thù của mình

Khi ăn, ngựa vằn dùng phần răng trước sắc nhọn hơn để cắt cỏ, những chiếc răng ở sâu bên trong có chức năng nghiền nát để dễ tiêu hóa. Bởi vì việc ăn cỏ đòi hỏi phải nhai nhiều, hơn nữa, trong cỏ còn có chất gây mài mòn nên bộ răng của ngựa vằn sẽ không ngừng phát triển cho tới hết phần đời của chúng

Vì đặc điểm địa hình nơi mình sống nên ngựa vằn thường xuyên phải di chuyển để tìm thức ăn và nguồn nước. Đôi khi, loài này tụ tập lại thành một đàn lớn hàng ngàn cá thể để di cư đi đến một nơi ở tốt hơn. Trong đàn ngựa vằn còn xen lẫn thêm một số động vật ăn cỏ khác như linh dương đầu bò

Ngựa vằn có thói quen chải lông giúp nhau. Nếu bạn thấy hai con ngựa đang đứng sát gần và có vẻ như đang cắn nhau, đừng lo lắng gì cả! Chúng chỉ đang giúp nhau kéo những sợi lông lỏng lẻo ra thôi. Chải lông cũng là một việc mà ngựa vằn rất yêu thích

Sinh sản

Ngựa cái thường trưởng thành sớm hơn giống đực. Một cá thể ngựa vằn cái có thể sinh con đầu lòng vào năm 3 tuổi trong khi con đực phải đạt từ 5 tới 6 tuổi mới giao phối lần đầu tiên. Loài này có thể đẻ con mỗi năm một lần. Ngựa mẹ chăm sóc con mình trong 1 năm đầu đời. Ngay từ khi mới sinh ra, con non đã có khả năng đứng, đi lại và bú sữa mẹ. Ngựa vằn núi và ngựa vằn đồng bằng sơ sinh được bảo vệ rất cẩn thận bởi cả mẹ, bố và những chú ngựa đầu đàn khác.

Ngựa vằn sống theo bầy đàn lớn. Trong đó, chúng lại tự chia thành các nhóm nhỏ hơn. Một gia đình ngựa vằn gồm có một cá thể đực, một số con cái và đám con non của chúng.

Sự đe dọa về số lượng loài

Trong khi hầu hết các loài ngựa vằn đều có nguy cơ tuyệt chủng thấp thì ngựa vằn Grevy được coi là loài đang trong tình trạng vô cùng nguy cấp

Tìm hiểu thêmLoài Ngựa và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Album ảnh

[smartslider3 slider=189]

Leave a comment