Hầu hết mọi người chỉ biết tới bọ cạp thông qua các bộ phim của Hollywood và các phim tài liệu trên sóng Discovery, tuy nhiên loài động vật chân đốt này còn nhiều điều hấp dẫn khác. Đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây, Thegioidongvat.Co sẽ đưa tới bạn đọc nhiều thông tin bí ẩn về bọ cạp mà chúng ta không thể tìm kiếm ở đâu.

Sinh tồn trên lưng mẹ


Không giống như các loài thuộc lớp Động vật hình nhện (Arachnida) khác sau khi đẻ trứng, bọ cạp con được bảo vệ trong một lớp màng và phát triển trong đó. Giai đoạn “thai nghén” của bọ cạp có thể kéo dài từ 2-18 tháng tùy loài. Bọ cạp sơ sinh thoát vỏ trứng sẽ được bảo vệ trên lưng mẹ cho tới khi chúng thay lớp giáp xác đầu.

Bọ cạp có thể sống được bao lâu?

Các loài động vật chân đốt có vòng đời tương đối ngắn, chỉ khoảng vài tuần cho tới vài tháng. Nhưng bọ cạp là động vật chân đốt có tuổi thọ dài nhất. Trong tự nhiên, bọ cạp sống được từ 2-10 năm. Với điều kiện nuôi nhốt, có con bọ cạp còn có thể sống tới 25 năm.

Tổ tiên của loài bọ cạp


Bọ cạp là một trong số ít loài không thay đổi hình dáng, kích thước thông qua hóa thạch từ kỷ Than đá. Cách đây 300 triệu năm, một trong những loài bọ cạp cổ đại có thể sống dưới biển, thậm chí chúng có thể có mang. Tuy nhiên không lâu sau đó, chúng đã tiến hóa để sinh sống trên đất liền.

Bản năng sinh tồn của bọ cạp

Các loài động vật chân đốt đã tồn tại từ cách đây hàng trăm triệu năm, trải qua nhiều thay đổi về khí hậu và môi trường để tồn tại tới ngày nay. Bọ cạp có khả năng thích nghi, sinh tồn tuyệt vời trong mọi môi trường. Khả năng nhịn ăn trong vòng một năm, có thể sống dưới nước trong ít nhất 48 tiếng.

Bọ cạp thuộc lớp động vật hình nhện


Bọ cạp là loài động vật thuộc lớp Arachnida (Động vật hình nhện). Chúng bao gồm đa dạng các loài như nhện, bọ ve, bọ cạp, pseudoscorpions, Amblypygi… Trong đó, bọ cạp gồm hai bộ phận chính đầu ngực – bụng và chân. Mặc dù có những điểm tương đồng về giải phẫu học với các loài động vật hình nhện khác nhưng bọ cạp có họ hàng gần với loài động vật thuộc bộ chân dài hơn.

Nghi lễ giao phối

Bọ cạp có cách tán tỉnh bạn tình khá phức tạp. Chúng sẽ nhảy múa trước khi giao phối. Mục đích việc này là để tìm vị trí thích hợp để truyền bào tinh cho con cái. Lúc này, bọ cạp cái mở rộng bộ phận sinh dục để lấy tinh trùng từ con đực. Sau khi thực hiện xong nghi lễ giao phối, con đực sẽ trốn chạy thật nhanh trước khi con cái ăn thịt chúng.

Bọ cạp có thể phát sáng


Đây là một trong những giả thiết khiến các nhà khoa học tranh luận, bao bọc bên ngoài là lớp giáp xác hấp thụ ánh sáng cực tím và phản chiếu chúng tới mắt người nhìn. Sau khi lột xác, lớp vỏ mới sẽ mềm và không chứa chất huỳnh quang, khiến cho chúng không thể phát sáng được nữa. Mặc dù vậy qua hàng trăm triệu năm, các hóa thạch của bọ cạp từ thời tiền sử vẫn phát sáng khi nhà hoa khọc chiếu tia cực tím vào.

Thức ăn của bọ cạp


Bọ cạp là thợ săn vào ban đêm. Chúng ăn hầu hết các loài côn trùng, động vật chân đốt nhỏ khác. Những loài bọ cạp cỡ lớn có lượng thức ăn đa dạng hơn, trong đó có chuột và thằn lằn nhỏ. Bọ cạp mẹ có thể ăn các con của mình nếu trong thời gian dài không tìm được thức ăn.

Nọc độc bọ cạp


Bọ cạp có thể sản sinh ra lượng độc tố lớn. Chúng chứa trong phần đuôi cong lên, đặc biệt tùy vào kích thước con mồi hay kẻ thù, bọ cạp sẽ sinh ra lượng độc nặng – nhẹ khác nhau. Nọc độc của bọ cạp ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới thần kinh, khiến nạn nhân tê liệt ngay lập tức. Lượng độc tiêm vào cơ thể nạn nhân vào khoảng 0,1-0,6 mg và sẽ mất ít nhất 48 giờ để bọ cạp hồi lại lượng độc cũ.

Bọ cạp không gây hại cho con người

Trong số gần 2000 loài bọ cạp được biết đến trên thế giới, chỉ có khoảng 25 loài có nọc độc đủ mạnh để hạ gục một người trưởng thành. Tại Mỹ, loài bọ cạp Arizona màu nâu sáng là cơn ác mộng với nhiều người. Chính vì lý do đó, các nhà khoa học nhanh chóng bào chết thuốc giải độc và cung cấp cho các cơ sở y tế khiến loài bọ cạp này không còn đáng lo như trước.

Leave a comment