Sa giông mào phương Bắc là loài động vật lưỡng cư thuộc Họ Kỳ nhông (Sa giông/Cá cóc) . Chúng là loài Sa giông khá lớn, con cái có thể dài tới trên 16cm, trong khi đó cá thể đực chỉ dài từ 13-15 cm. chúng được bao phủ bởi một lớp da màu nâu đậm, đen ở hai bên sườn. Phía bên dưới là lốm đốm màu cam, vàng. Con cái không có phần mào tuy nhiên chúng lại có dải màu cam dọc theo phần cạnh dưới của đuôi.

Tên thường gọi: Sa giông mào phương Bắc
Tên khoa học: Triturus cristatus
Loài: Động vật lưỡng tính
Chế độ ăn:Động vật ăn thịt
Tuổi thọ: Khoảng 25 năm
Kích thước: 16-20 cm
Trọng lượng:6-10 gram
Kích thước: Phần thân dài khoảng 30 cm, rộng 12 cm; Xúc tu dài 50 cm

Hành vi và sinh sản của Sa giông mào phương Bắc

Giống nhiều loài lưỡng cư khác, Sa giông mào sinh sống tại các khu vực ao hồ, Chúng ngủ đông trong suốt từ tháng 10 tới tháng 3 hàng năm bên dưới các lớp đá hoặc bùn trong hồ.

Thức ăn chính của loài này là nòng nọc, ếch non, sâu, ấu trùng côn trùng và ốc sên, ngoài ra chúng cũng siêng bơi lội để săn các loài giun và động vật không xương sống khác.

Tới mùa sinh sản, con đực với chiếc mào lớn sẽ bơi tới địa điểm con cái, thả một gói tinh trùng nhỏ lên một chất nền tại khu vực giao phối, sau đó cá thể đực di chuyển xung quanh con cái, mơn chớn, kích thích sa giông cái, rung đuôi để bạn tình đạt hưng phấn và tiếp nhận tinh trùng lên lỗ huyệt. Con cái được thụ tinh sẽ đẻ từ 2-3 trứng mỗi ngày từ tháng 3 tới tháng 7 hàng năm cho tới khi đạt 200-300 trứng. Trứng sẽ được đặt xung quanh các loài thủy sinh chìm trong nước và bọc trong một chiếc lá. Ấu trùng Sa giông nở sau 3 tuần, biến thành con non sau 4 tháng đầu tiên ở trên cạn và sinh sống tại đây cho tới khi đủ lên để sinh sản hoặc 2-3 năm tuổi.

Tìm hiểu thêm: Kỳ Giông Hổ Và 10+ Thông Tin Cơ Bản Cần Biết

Tình trạng bảo tồn của Sa giông mào phương Bắc

Tại một số quốc gia châu Âu như Anh, xứ Wales, Scotland đã ban hành đạo luật để bảo vệ Sa giông mào phương Bắc năm 1981, một số tội như cố ý giết, làm bị thương hoặc bắt Sa giông nhằm mục đích thương mại đều có thể bị bắt và xử lý hành chính. Nước Anh đã phối hợp cùng một số tổ chức phi chính phủ về bảo vệ động vật hoang dã đã lập ra hàng rào an toàn, khoanh vùng bảo vệ Sa giông, giữ vững hệ sinh thái và quỹ đất tại khu vực rừng phía Bắc.

Tuy vậy những năm gần đây ở Anh, môi trường sống của Sa giông nói chung và loài mào phương Bắc nói riêng đã bị giảm đi đáng kể do sự gia tăng dân số, mở rộng vùng đất nông nghiệp khiến phạm vị sinh sống của chúng bị thu hẹp.

Đừng bỏ qua: Kỳ Nhông Bùn – một trong những loài kỳ nhông đẹp nhất thế giới

Một số thông tin thú vị về Sa giông mào phương Bắc có thể bạn chưa biết:

– Dưới bụng Sa giông là lốm đốm màu đen xen lẫn vàng và cam, đây được coi là đặc điểm nhận dạng của mỗi cá thể, giống như vân tay của con người.
– Cá thể Sa giông mào trưởng thành sẽ sống trên cạn, tại khu vực rậm rạp như bụi cây, cỏ dại, trong phạm vi 200 mét xung quanh ao, hồ
– Sa giông mào phương Bắc là loài lớn nhất, phân bố ít nhất và cũng là một trong bốn loài lưỡng cư được bảo vệ bởi “Dự án hành động vì đa dạng Sinh học – Biodiversity action plan” của chính phủ Anh

Album ảnh

[smartslider3 slider=106]

Video

Leave a comment