Tên thường gọi: Khủng long ba sừng/Tam giác long
Tên khoa học: Triceratops horridus
Loài: Khủng Long
Chế độ ăn:Động vật ăn cỏ
Kích thước:Dài 8-9 mét, cao khoảng 3 mét
Trọng lượng:6-12 tấn
Tình trạng trong Sách Đỏ:Đã tuyệt chủng

Giới thiệu chung về Khủng long ba sừng

Khủng long ba sừng Triceratops hay còn được biết đến nhiều thông qua loạt phim “Công viên kỷ Jura” là một loài khủng long nổi tiếng thế giới sống vào cuối kỷ Phấn Trắng giai đoạn 68-66 triệu năm TCN. Điểm đặc biệt và mang tính biểu tượng của chúng chính từ phần phần sừng gồm 2 chiếc được gắn liền với xương sọ phía trên hốc mắt, sừng loài khủng ông này có độ dài khoảng 1 mét, một chiếc mọc phía trên mũi khiến chúng trông giống như tổ tiên loài Tê giác ngày nay. Triceratops sở hữu một cấu trúc xương chắc chắn, các chi lớn và khoẻ, hai chi trước mỗi chi có 3 móng, hai chi sau là bốn móng. Hiện nay, các tranh cãi của nhà cổ sinh vật học về vị trí hai chi trước của chúng để giữ toàn bộ trọng lượng khổng lồ vẫn chưa đi đến hồi kết nhưng một số giả thiết mang tính thuyết phục cao là hai chi trước được phát triển từ phía ngực của Triceratops, kéo dài ra từ các góc, điều này giúp chúng phát triển phần da, cơ điều phối hoạt động di chuyển.

Phát hiện ra hoá thạch lần đầu tiên

Hoá thạch đầu tiên của Khủng long ba sừng được tìm thấy ở Denver, Colorado, Mỹ vào mùa xuân năm 1887, chúng là một cặp sừng được gắn liền với xương sọ. Khi cặp xương này được chuyến tới các phòng thí nghiệm, một số nhà sinh vật học đã cho rằng đây là xương của một số loài bò rừng đột biến, tuy nhiên khi có thêm các hoá thạch khác nhau, gửi tới giáo sư Othniel Charles Marsh, ông đã tin rằng đây là xương của một loài khủng long.
Mặc dù có nhiều đặc điểm chung với các loài gia súc hiện đại nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy Triceratops sống thành đàn. Điều này được lý giải do quá trình khai quật, các nhà cổ sinh vật học không thể tìm ra mảnh vỡ, xương của cá thể khác xung quanh khu vực tìm thấy hoá thạch mà chỉ thấy những vết xước, vết gãy và vết răng của loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus trên những hoá thạch này.

Răng và chế độ ăn của Khủng long ba sừng Triceratops

Triceratops là động vật ăn cỏ, chúng được ví là “hiền như trâu nhà“, chỉ ăn được những loài thực vật ở tầm thấp nên hàm răng của chúng được tiến hoá để làm nhiệm vụ giật, tuốt lá cây, nghiền thức ăn hơn là cắn. Thức ăn của chúng là cây mè, dương xỉ, cỏ dại… Hàm răng của Khủng long ba sừng được chia ra làm hai hàm, mỗi hàm có từ 36-40 chiếc răng khác nhau. Một đặc điểm ít ai biết tới là răng của chúng có thể được thay thế nhiều lần trong suốt quãng đời.

Một số thông tin thú vị về Khủng long ba sừng Triceratops có thể bạn không biết:

– Trong Series Công viên kỷ Jura, Khủng long ba sừng chính là loài đầu tiên được diễn viên chính Sam Neill trong vai Tiến sĩ Alan Grant tìm ra và hỗ trợ hồi phục sức khoẻ.
– Triceratops là một biểu tượng, chúng đã từng được giới thiệu trong phim, đưa vào tem và nhiều phương tiện truyền thông khác của Mỹ, Anh, Trung Quốc…
– Hộp sọ của Triceratops được coi là phần xương sọ lớn nhất trong số tất cả các loài động vật trên cạn.

Album ảnh

[smartslider3 slider=139]

Video

Leave a comment