Các nhà khoa học đã biết rằng cá heo sử dụng những tiếng kêu đặc trưng để định dạng bản thân, nhưng giờ đây, họ còn phát hiện ra rằng loài này còn dùng cả nước tiểu của mình nữa

Mặc dù con người có thể dễ dàng nhận ra bạn bè bằng khuôn mặt, nhưng cá heo mũi chai lại không làm được như vậy. Thay vào đó, loài động vật có vú này thường nhận dạng nhau bằng những tiếng kêu đặc trưng. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy chúng cũng quen thuộc cả với việc xác định bạn bè của mình bằng cách nếm thử nước tiểu của đồng loại.
VICE – dự án nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học St. Andrews ở Scotland và Đại học bang Stephen F. Austin ở Texas, được lập ra nhằm tìm hiểu thêm về “tiếng kêu đặc trưng” của cá heo – tiếng mà chúng dùng để định danh bản thân mình
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng cá heo mũi chai nuôi nhốt từ hai địa điểm nghỉ dưỡng Dolphin Quest ở Bermuda và Hawaii. Những con vật này dù có nhiều năm kinh nghiệm biểu diễn và bơi lội cho khách du lịch xem nhưng vẫn được sống trong bể nước biển với đồng loại của chúng, do đó trở thành đối tượng lý tưởng cho thử nghiệm.

Nhà sinh vật biển Jason Bruck của Đại học bang Stephen F. Austin từ lâu đã bị cuốn hút bởi cách cá heo nhận dạng lẫn nhau. Ông giải thích rằng những con vật này “về cơ bản, có tên riêng của chúng”, nhưng các nhà khoa học vẫn luôn tự hỏi liệu những tiếng kêu đặc trưng đó có đóng vai trò tương tự như tên của con người hay không.
“Nếu bây giờ tôi gọi tên bạn thân của bạn thì bạn sẽ ngay lập tức hình dung ra họ trong đầu, phải không?” Bruck nói. “Đó chính là những gì chúng tôi đang cố gắng đạt được.”
Cách đầu tiên các nhà nghiên cứu đề xuất đó là sử dụng TV độ phân giải cao nhằm quan sát xem cá heo có thể nhận diện nhau bằng khuôn mặt hay không. Tuy nhiên, Bruck cho biết họ đã suy nghĩ lại bởi lẽ TV “rất nặng, rất đắt và rất khó di chuyển”.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là cá heo không ngửi được vì chúng không có khứu giác.
Tuy nhiên, vì trước đây các nhà khoa học đã từng quan sát thấy chúng di chuyển rất nhanh qua các vùng nước tiểu của nhau với chiếc miệng mở, do đó, họ đưa ra giả thuyết rằng có thể loài vật này đã nhận biết được điều gì đó từ nước tiểu của nhau thông qua vị giác.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã dùng một chiếc cốc nhỏ gắn ở cuối một cây gậy dài, rồi đổ nước tiểu của một con cá heo vào cốc đó, quá trình này được thực hiện trước mặt một con cá heo khác. Đồng thời, họ cũng cũng dung loa phát tiếng kêu đặc trưng của một con đồng loại mà chú cá heo được thử nghiệm có thể biết hoặc không biết. Thật ngạc nhiên rằng, cá thể trong thử nghiệm sau đó bơi đi chỗ khác vì vị nước tiểu trong cốc không khớp với tiếng kêu của người bạn mà chúng biết.
Một thử nghiệm khác với nước tiểu và tiếng kêu đến từ cùng một cá thể cũng được thực hiện. Trong quá trình này, chú cá heo thử nghiệm sẽ hớn hở mở miệng mình và dùng lưỡi để lẫy mẫu nước tiểu. Sau đó, chúng thậm chí còn bơi về phía chiếc loa đang phát tiếng kêu của bạn mình (cá thể được lấy mẫu nước tiểu). Chưa từng có một loài động vật có xương sống nào có thể nhận ra bạn bè của mình qua nước tiểu như thế này.
“Điều này thực sự bất ngờ,” Bruck nói với HuffPost. “Thành thật mà nói, tôi đã không mong đợi cách làm này hiệu quả. Các loài động vật khác rất khó tách khứu giác ra khỏi vị giác. Vì vậy, đây là một cơ hội thú vị để nghiên cứu được cách thức hoạt động của vị giác”

Một nhà sinh vật học biển tại Viện Hải dương học Woods Hole, Laela Sayigh tin rằng khám phá hấp dẫn liên quan đến cá heo và các tương tác xã hội của chúng này có thể đi trước vô số người. Bruck cũng đồng tính với ý kiến củabà và còn bổ sung rằng rằng điều này đã “mở ra con đường cho những nghiên cứu mới trong tương lai.”
Cuối cùng, dù sao đi nữa thì chúng ta vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa. Bởi lẽ, nghiên cứu này chỉ dựa trên hai nhóm cá heo mũi chai, đâu đó vẫn tồn tại vô số câu hỏi chưa được giải đáp như: Cá heo mất bao lâu để kết nối âm thanh và vị giác để phân biệt? Các loài cá heo khác có chung khả năng này không? Nghiên cứu có thể được sử dụng lại với loài khác không?
Tác giả chính của nghiên cứu – Vincent Janik cho biết: “Chúng ta vẫn còn biết rất ít về cách thức hoạt động của vị giác ở cá heo“. “Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng loài này đã mất đi khả năng nếm các vị phổ biến mà chúng ta thường thấy ở các loài động vật có vú khác như vị chua, ngọt hoặc đắng. Nhưng bù lại, chúng có các tế bào cảm nhận đặc biệt trên lưỡi, giúp nó phát hiện ra các vị riêng biệt như những loài động vật khác ”.
Dù sao thì, có lẽ phần khiến các nhà nghiên cứu thích nhất trong quá trình thực hiện thử nghiệm này đó là các đối tượng tham gia thử nghiệm (cá heo) dường như rất tận hưởng, thích thú chứ không hề có cảm giác bị ép buộc, chán nản.
Bruck nói: “Những con cá heo rất, rất muốn tham gia thì nghiệm này“. “Thông thường, cá heo sẽ cảm thấy nhàm chán hay chẳng hứng gì với các thí nghiệm của tôi. Tuy nhiên, có lẽ chúng tôi đang chạm gần hơn đến thế giới của những chú cá này rồi“
Đọc thêm: Đào tạo cá heo và cá voi trở thành những sĩ quan quân đội?
Comments 0