Điều không thể phủ nhận ở đây là vụ va chạm giữa các tiểu hành tinh đã xảy ra. Các nhà khoa học tìm thấy hố nơi sao băng rơi xuống và phần bột reo rắc khắp nơi trên Trái đất bởi lực mạnh của vụ nổ. Và có lẽ cũng chẳng một ai đặt dấu chấm hỏi về việc liệu điều này có ảnh hưởng ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong tự nhiên hay không.

Nhiều nghi vấn được dấy lên xung quanh vụ va chạm và để giải đáp thì đây là những gì đã xảy ra với Trái đất thời điểm đó. Tiểu hành tinh va vào một góc cạn trong vùng đất mềm ở rìa đại dương, tạo nên một chiếc hố cực kỳ lớn. Các mảnh vỡ của tiểu hành tinh và phần bùn từ hố đã lan ra khắp nơi trên thế giới. Lực tác động đủ để gây nên một cơn bão lửa ảnh hưởng tới phần lớn địa cầu và cả sóng thần khổng lồ. Ngoài ra, vụ va chạm còn khiến vạn vật rung chuyển giống như xảy ra những trận động đất cực kỳ mạnh, và nhóm các núi lửa lớn (được gọi là Deccan Traps) đồng loạt phun trào và rồi cả bầu khí quyển ngập trong tro bụi.
Tất cả tro, bụi và bùn từ trận bão lửa cũng như từ tiểu hành tinh vỡ vụn đã được thổi bay lên tầng trên của bầu khí quyển và ở đó, khiến vạn vật trên Trái đất phải sống trong bóng tối những 30 năm. Tất cả các loài thực vật chết yểu từ rễ cho tới hạt vì sự thiếu ánh sáng.
Việc này dẫn đến tất cả động vật ăn cỏ lớn đều chết đói, khiến các con săn mồi thú ăn cỏ cũng “đi” theo. Nhưng nhiều loài côn trùng lại sống ổn định vì chúng có thể ăn các mảnh gỗ khô, và những động vật nhỏ từ đó sống được bằng cách ăn côn trùng và hạt, hoặc bằng cách ăn những động vật ăn côn trùng và hạt. Tuy nhiên, vì trận bão lửa cũng như sự thực rằng không có mầm cây hay hạt giống mới nào được sinh ra, và cũng chẳng có đủ động vật nhỏ cho các loài ăn thịt lớn sinh sống, dẫn đến nghịch cảnh là một quần thể sinh sản của khủng long bạo chúa T.rex không thể tồn tại trong 30 năm bằng cách ăn thịt một vài con chuột chù mỗi ngày. Sau này, khi trời quang mây tạnh và các mảnh hạt giống còn sót lại nảy mầm, nhưng những loài thú ăn cỏ lớn đã biến mất và khí hậu thì thay đổi đáng kể, vì vậy bất kỳ loài ăn thịt khổng lồ trên cạn nào còn trụ được đều sẽ chết dần qua vài thập kỷ tiếp theo hoặc nhiều nhất là vài thế kỷ.
Cá sấu châu Phi và châu Mỹ sống sót bởi lẽ việc hai loài này ở trong nước đã bảo vệ chúng khỏi trận bão lửa, và hơn nữa, chủ yếu nhờ môi trường sống là nước ngọt nên không bị ảnh hưởng bởi sóng thần. Chúng chôn trứng của mình sâu trong đống bùn ướt, vì vậy những quả trứng cũng được bảo vệ nếu như ngọn lửa chạm đến.
Giờ đây, đám cá sấu trưởng thành từ các loài lớn đều đã chết đói. Nhưng đàn con non của chúng có thể cầm cự nhờ vào côn trùng, và vì là loài bò sát, nếu không có đủ thức ăn để lớn lên, chúng sẽ chỉ lớn chậm và từ từ hơn. Vượt qua quãng thời gian khó khăn, trời quang đãng, hạt giống bắt đầu nảy mầm, côn trùng với trái cây lại xuất hiện. Sau đó côn trùng lớn, trái cây và hạt giống mới lại trở thành mồi cho các loài cá – nguồn thức ăn đủ để cá sấu lớn lên và đẻ một thế hệ trứng mới.
Comments 0