Shopping Cart 0 items - $0.00 0
Shopping Cart 0 items - $0.00 0

Tag: Khủng long chân chim

Tên thường gọi: Khủng long chân chim
Tên khoa học: Ornithopoda
Chế độ ăn:Thực vật
Kích thước:khoảng 6,5 mét
Trọng lượng:khoảng hơn 1 tấn

Sự tiến hóa và đặc điểm của khủng long chân chim

Các loài khủng long chân chim có tên khoa học “Ornithopoda” là động vật ăn cỏ, thường có hai chân sống vào thời Đại Trung Sinh và có tác động không nhỏ tới lịch sử của nền cổ sinh vật học. Bằng một cách tình cờ nào đó, rất nhiều hóa thạch khủng long được đào lên ở châu Âu vào đầu thế kỉ 19 đều thuộc nhánh Ornithopoda, trong đó, đáng chú ý nhất là chi Iguanodon. Ngày nay, các cá thể khủng long chân chim phần lớn được đặt tên theo các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy chúng

Ornithopoda có tên Hy Lạp: “chân chim” là một trong những nhánh khủng long thuộc bộ khủng long hông chim gồm các chi như Pachycephalosaurus, khủng long phiến sừng (Stegosaurs), khủng long bọc giáp (Ankylosaurs) và khủng long mặt sừng (Ceratopsians). Loài khủng long nổi tiếng nhất thuộc nhánh Ornithopoda là khủng long mỏ vịt (Hadrosauridae).
Các loài khủng long chân chim (bao gồm cả khủng long mỏ vịt) với phần xương hông hình con chim, đều có thói quen ăn thực vật. Chúng có từ 3 tới 4 ngón chân, hàm răng cực kỳ chắc khỏe và không có các bộ phận như “áo giáp”, hộp sọ dày, hay cái đuôi cứng rắn như các loài khác thuộc bộ khủng long hông chim. Trước kia, Ornithopoda chỉ hay sử dụng hai đôi chân sau, nhưng tới kỷ Phấn trắng, chúng lại thường đi bằng bốn chân nhiều hơn. (Tuy nhiên, nếu phải chạy thật nhanh, các loài này vẫn sử dụng hai chân)

Hành vi và môi trường sống của khủng long chân chim

Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà cổ sinh vật học kết luận rằng cách hữu ích nhất để tìm ra được hành vi và tập tính của những con khủng long đã tuyệt chủng là so sánh chúng với các loài động vật hiện đại tương tự. Từ đó, Ornithopoda được đưa lên bàn cân với các con thú có vú như hươu, bò rừng và linh dương đầu bò. Vì chủ yếu ăn thực vật và có khả năng chiến đấu kém nên người ta cho rằng khủng long chân chim sẽ thường họp thành một đàn lớn gồm hàng trăm tới hàng nghìn cá thể và đi lang thang trên các khu rừng, lục địa để tránh bản thân trở thành “miếng mồi ngon” của các con chim ăn thịt cũng như khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus). Loài này sẽ chăm sóc những đứa con mới chào đời của mình cho tới khi chúng đủ lớn và có thể tự vệ

Ornithopoda có mặt ở khá nhiều nơi, hóa thạch của loài này đã được tìm thấy ở mọi lục địa trên Trái Đất, ngoại trừ Nam Cực. Các nhà cổ sinh vật học đã chỉ ra sự khác biệt về ngoại hình giữa một số loài phụ thuộc vào nơi sống của chúng. Các con khủng long thuộc chi Leaellynasaura và Qantassaurus sống ở gần bộ phận Nam Cực của Úc sở hữu đôi mắt to đáng kể , đặc điểm này có lẽ để chúng nhìn mọi thứ xung quanh rõ ràng hơn vì Nam Cực là vùng có khá ít ánh sáng. Trong đó, chi Ouranosaurus ở Bắc Phi lại có một cái “bướu” trữ nước giống như của lạc đà giúp loài này sống sót qua những tháng hè khô khan.

Giống như những “người anh em” khác, thông tin về khủng long chân chim thường xuyên được thay đổi dựa theo những nghiên cứu hoặc khám phá mới. Ví dụ, những năm gần đây, chi Lurdusaurus và Lanzhousaurus thuộc nhánh Ornithopoda mới được phát hiện ở châu Phi và châu Á. Hai loài này nặng khoảng từ 5 đến 6 tấn, từ đó chúng trở thành những con khủng long chân chim có cân nặng lớn nhất – sánh ngang với “anh bạn” Hadrosauridae khổng lồ sống ở cuối kỷ Phấn trắng. Phát hiện mới mẻ này đã thay đổi những quan điểm trước đây của các nhà khoa học về Ornithopoda.

Những tranh cãi xung quanh khủng long chân chim

Ngay khi mới bắt tay vào nghiên cứu về những con vật từng tuyệt chủng, nhánh khủng long Ornithopoda là nổi bật nhất trong tất cả các loài khác. Số lượng hóa thạch của chi Iguanodon thuộc nhánh này xuất hiện dày đặc ở hầu hết quần đảo Anh

Tuy nhiên trên thực tế, Iguanodon chỉ là chi thứ hai được cho vào danh sách khủng long và đặt tên riêng còn chi khủng long “điểm danh” sớm nhất có tên “Megalosaurus“. Một số người còn gán một số hóa thạch được tìm thấy là của Iguanodon dù…. họ không biết có phải hay không

Từ lâu, rất nhiều cuộc tranh cãi đã nổi lên xung quanh chi khủng long Mantellisaurus. Loài này được đặt tên theo nhà địa chất, bác sĩ cổ sinh học – Gideon Mantell. Trong khi ban đầu, Richard Owen mới là nhà sinh vật học phát hiện ra hóa thạch của Iguanodon vào năm 1822 và mở đầu cho sự phát hiện về nhánh khủng long Ornithopoda . Cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa từng có một cá thể khủng long nào được đặt tên theo Owen trong khi cái tên khủng long “Mantellisaurus” mà Gideon Mantell đặt cho đã đi cùng với khoa học qua bao nhiêu năm tháng.

Việc đặt tên cho những con khủng long chân chim cũng đã gây ra không ít mối thù hằn trong giới khảo cổ học. Người ta kể lại rằng: Trước kia, Edward Drinker Cope là người chịu trách nghiệm lắp ráp lại mô hình hóa thạch của khủng long Elasmosaurus nhưng lắp nhầm đầu của loài này vào đuôi thay vì vào cổ của chúng. Thế rồi, ông Othniel C. Marsh kia lại là người phát hiện ra và công bố sai lầm ấy trước công chúng khiến cho Cope vô cùng xấu hổ. Thế là nghiễm nhiên, dù thời gian có trôi qua, hai nhà cổ sinh vật học có tên Cope và Marsh ấy vẫn là kẻ thù không đội trời chung với nhau. Cho tới ngày nay, tên của hai nhà cổ sinh vật học này đã được dành để đặt cho hai chi khủng long là Drinker và Othnielia. Tuy nhiên, có một số người nghi ngờ rằng hai con khủng long này thật ra chỉ là hai loài thuộc cùng một chi chứ không phải là hai chi riêng biệt.

Hiện nay rất nhiều bằng chứng đáng tin cậy đã được đưa ra cho thấy rằng một số loài khủng long chân chim bao gồm cả Kulindadromeus và Tianyulong xuất hiện vào thế thứ ba trong kỷ Jura đều có lông. Theo một số người nói thì Ornithopoda cũng giống như đười ươi và những loài thú ăn thịt khác ở chỗ, chúng là động vật máu nóng (tức là nhiệt độ máu không thay đổi trong khoảng từ 36 tới 42 độ) và khó có thể sống được trong môi trường băng giá lạnh lẽo