Loài rắn hổ mang (tên khoa học là Ophiophagus hannah) có lẽ là loài rắn độc phổ biến, dễ nhận diện nhất trên thế giới bởi kích cỡ khổng lồ và đặc tính “ngóc đầu dậy” khi cảm thấy nguy hiểm của chúng. Nhờ đặc điểm sinh học không thể lẫn vào đâu khiến rắn hổ mang luôn làm con người phải chú ý. Cùng Thế giới động vật tìm hiểu một số thông tin thú vị về loài bò sát có một không hai này.

1. Không chỉ có ở Ẩn Độ

Con rắn hổ mang thực chất có nguồn gốc ở Ấn Độ và tuy nhiên chúng ta có thể tìm thấy chúng ở nhiều quốc gia khác như Bangladesh, Bhutan, Burma, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Nepal, Quần đảo Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Với tên khoa học Ophiophagus, chúng không phải là đại diện duy nhất thuộc họ Naja.

2. Kích thước dài nhất

Rắn hổ mang được tìm thấy có thể dài tới 5-5,5 mét và là loài rắn độc dài nhất thế giới. Hầu hết các loài rắn hổ mang khác chỉ có chiều dài từ 2,7-4 mét, tùy thuộc vào khu vực sống. Chúng có thể đạt cân nặng từ 9- 12,5kg.

3. Môi trường sống

Môi trường sống của rắn hổ mang là rừng cao nguyên đặc dụng, rừng cây và đồng cỏ gần sông suối, kênh rạch.

Khám phá thêm: Tìm hiểu 3 sự thật thú vị về Rắn Đuôi Chuông

4. Ăn thịt đồng loại

Rắn hổ mang chúa hoàn toàn có thể tấn công các loài rắn khác và làm thịt chúng. Ngoài ra rắn hổ mang chúa sẽ bắt chuột hoặc thằn lằn để cải thiện bữa ăn.

5. Là loài cực độc

Một lần cắn, rắn hổ mang có thể tiêm vào con mồi một lượng lớn nọc độc khoảng 200-500 Mg. Nọc độc sẽ khiến con mồi giảm thị lực nhanh chóng, gây tê liệt, sau đó là suy hô hấp và tim ngừng đập. Nếu không được điều trị kịp thời, nạn nhân sẽ bị chết bởi nọc độc lan ra khắp cơ thể.

Đọc thêm: Trăn Mốc – Quái vật có khả năng nuốt sống 4 con dê một lúc

Thông tin bên lề: nếu không có những kiến thức cơ bản, một người trưởng thành bị rắn cắn có thể tử vong trong vòng 30 phút.

Leave a comment