Trong thế giới động vật, kẻ ăn thịt thường chọn cách tấn công và tiêu diệt con mồi một cách bất ngờ và nhanh gọn nhất. Tuy nhiên trong danh sách này, chúng tớ sẽ điểm mặt 7 loài côn trùng sử dụng những thủ thuật “dị” nhất để săn mồi. Vậy chúng là ai và sử dụng cách thức nào – cùng Thegioidongvat.Co khám phá ngay dưới đây.

1. Apiomerus spissipes


Apiomerus spissipes là loài côn trùng thuộc Phân họ Harpactorinae một nhánh lớn của họ Reduviidae (Bọ ám sát/ bọ sát thủ trong đó có nhiều loài bọ sống ký sinh, hút máu). Những kẻ chuyên giết ong này sử dụng một phương pháp khá thông minh để “bẫy” con mồi. Chúng bò quanh các thân cây, lấy nhựa cây vào các chi sau đó sử dụng chất dính này để bắt và cố định con ong lại. Việc còn lại là đâm thủng cơ thể nạn nhân, tiêm nước bọt vào, đợi mô tan chảy sau đó hút hết chiến lợi phẩm vào bụng.

2. Bọ Balô Tây Phi

Bọ Ba lô Tây Phi (West African Bug) là loài côn trùng cũng thuộc Họ Reviidae nhưng điểm đặc biệt của chúng là mang xác những con mồi đã ăn trên lưng. Một “nùi” xác các loài côn trùng như ong, bọ cánh cứng, ruồi, kiến, mối… sau khi làm bữa ăn của Bọ Balo, chúng sẽ bị gắn chặt với nhau bằng một loại keo đặc biệt. Chiếc Balo làm từ xác của các loài côn trùng kia sẽ giúp khổ chủ thoát khỏi những kẻ săn mồi khác. Khi bị nhện, rệp tấn công, chúng sẽ sử dụng chiếc balo làm công cụ đánh lạc hướng, sau đó bỏ lại balo và trốn thoát.

3. Bọ ăn kiến châu Á

Bọ ăn kiến (Ant-Luring Assassins) thuộc họ Holoptilinae sinh sống tại vùng rừng châu Á và châu Úc. Chúng có một bộ phận đặc biệt ở bụng, từ đó tiết ra một chất có đường. Loài côn trùng này sẽ giăng bẫy ở những khu vực có kiến di chuyển qua và chờ đợi. Một khi có kiến xuất hiện, chúng lập tức tiết ra nhiều chất đường có chứa liều thuốc an thần mạnh này để thu hút kiến. Điều đặc biệt là khi nạn nhân tiếp cận chất này và nếm thử, anh bạn kiến sẽ ngay lập tức bị bất tỉnh. Khi con mồi ngã ra, cũng là lúc chàng ta xuất hiện và thưởng thức chiến lợi phẩm.

4. Bọ nguỵ trang


Bọ nguy trang (Masked Hunters) là loài côn trùng sinh tồn bằng cách nhặt nhạnh những mảnh vụn, bụi, lá cây, xác côn trùng… để dính lên cơ thể. Loài bọ này là khắc tinh của rệp. Tuy vậy, việc sở hữu ngoại hình đặc biệt cũng khiến khẩu phần ăn của chúng đa dạng hơn, Bọ nguỵ trang còn ăn cả những loài côn trùng khác. Do vậy, nếu nơi bạn sống có rệp thì đây không được coi là giải pháp hữu hiệu cho việc sử dụng thiên địch để kiểm soát đại dịch “rệp”.

5. Bọ diệt mối

Đúng như cái tên của nó, bọ diệt mối sử dụng phương pháp đặc trưng để săn mồi. Chúng sẽ tìm tới gần tổ mối, sử dụng một loại Protein đặc biệt dính vào lưng cùng với phần thân của mối để làm mồi nhử. Khi mối thợ thấy và tiến tới để điều tra cũng là lúc cất vó để tóm gọn nạn nhân.

6. Bọ “chân dài”

Bọ “chân dài” (Thread-Legged Bugs) là loài côn trùng thuộc Phân họ Emesinae thuộc Họ Reviidae. Chúng gồm một số loài có chân rất dài và hình dáng như que tăm, hai chi trước giống như loài bọ ngựa. Mặc dù chúng cùng họ với nhiều loài bọ sát thủ nhưng cách săn mồi của Bọ “chân dài” lại khá đặc biệt. Dựa vào tỉ lệ cơ thể và các chân đủ nhẹ để di chuyển trên các mạng nhện mà không bị phát hiện. Chúng thường lén bước vào mạng nhện và đánh cắp con mồi, sau đó thoát ra an toàn mà không bị bắt lại.

7. Bọ “phục kích”


Bọ phục kích (Ambush Bugs) được tách ra từ những người anh em họ Reduviid (Bọ sát thủ) tuy vậy lối săn mồi của chúng lại khá thú vị. Nếu như bạn vô tình thấy một bông hoa trong rừng và tiến đến lại gần thì hãy cẩn thận, có thể đó là nơi ở của Bọ phục kích. Với hình dáng giống một cách hoa, anh bạn này thường nằm im một chỗ, chờ đợi các loài côn trùng bay tới và lấy nhị hoa. Chúng sẽ bất ngờ sử dụng 2 chi trước vô cùng mạnh mẽ để tóm gọn con mồi và làm thịt.

Leave a comment