Trong vương quốc của các loài động vật, những loài động vật có khứu giác “khủng” nhất lần lượt là…?

Chắc bạn sẽ phải bất ngờ lắm đấy, cùng tìm hiểu những thông tin tuyệt vời này cùng Thegioidongvat.Co nhé!

Canids: Các loài động vật thuộc họ Chó.

So với một cá thể loài người trung bình chỉ có khoảng 5 triệu thụ thể khứu giác, các cá thể thuộc loài thú họ Chó – bao gồm chó sói, chó rừng, cáo và (tất nhiên) cả chó nhà của chúng ta – có một cái mũi đáng kinh ngạc hơn nhiều với khả năng chứa từ 149 triệu đến 300 triệu thụ thể khứu giác!

Do đó, các loài thú họ Chó nhạy cảm với mùi hơn nhiều so với loài người, vì chúng có thể phát hiện được những mùi mà chúng ta không thể phát hiện ra. Trong quá trình “ngửi” này, mõm của một con chó, tương tự như bất kỳ động vật nào khác (bao gồm cả loài người), với cấu tạo được lót bằng một số lượng lớn các thụ thể khứu giác nằm trên thành niêm mạc hình nón, với vai trò tiếp nhận và truyền tín hiệu về các phân tử khác nhau trong không khí đến não bộ, tại đây não bộ sẽ thực hiện phân tích các phân tử đó (và nhận diện chính xác bất kể nguồn gốc của các phân tử này đến từ thức ăn, bạn đời tương thích, bạn bè, kẻ thù, hay bất cứ thứ gì) – tuy nhiên, riêng các bạn chó của chúng ta, diện tích bề mặt của thành niêm mạc hình nón này có thể đạt tới hơn 10 mét vuông, trong khi ở người, diện tích tương ứng không vượt quá 5 cm vuông.

Trên thực tế, các loài thú họ Chó sử dụng một nửa bộ não của chúng dành riêng cho việc tiếp nhận, xử lí các tín hiệu khứu giác, trong khi loài người chỉ sử dụng khoảng một phần mười bộ não mà thôi, khiến cho khả năng xử lý các tín hiệu khứu giác của loài người thực sự kém. Tóm lại, khi bàn về việc đánh hơi, tất cả các loài thú họ Chó đạt chiến thắng tuyệt đối so với loài người, từ những chú chó cảnh sát được huấn luyện để sử dụng các giác quan của chúng để phát hiện các chất như chất nổ, ma túy và những thứ tương tự,cho đến cả những chú chó cứu hộ có thể dễ dàng tìm thấy người mất tích.

Bears: Gấu

Cảm giác về mùi của loài gấu rất mạnh mẽ – thậm chí có thể nói là vượt xa bất kỳ con chó nào – mạnh đến nỗi chúng có thể phát hiện xác động vật cách chúng hơn 32 km. Lý giải đằng sau khả năng đặc biệt này là cấu trúc dải khứu của chúng – phần riêng biệt của não chịu trách nhiệm tiếp nhận tín hiệu khứu giác – lớn hơn ít nhất năm lần so với loài người.

Gấu cũng có một cái mõm phát triển to bự, chứa hàng trăm thớ cơ với kích thước cực nhỏ, với khả năng điều khiển khéo léo ngang ngửa với các ngón tay của loài người. Diện tích bề mặt bên trong mõm của chúng chứa số lượng thụ thể hơn các loài thú họ Chó, và do đó, khứu giác của Gấu hoạt động cực mạnh, đủ đế bù đắp cho thị lực tương đối kém của chúng.

Ngoài ra, người ta cũng đã xác định rằng gấu có nhiều cơ hội đánh hơi tốt hơn bất cứ loài thú nào khi chúng bắt đầu đứng trên hai chân sau, nhờ vậy cải thiện khả năng “ngửi” hơn nhiều so khi di chuyển bằng bốn chân.

Snakes và Lizards: Rắn và các loài Thằn Lằn

Trong thế giới của các loài rắn và thằn lằn, khả năng sử dụng khứu giác đã được tăng cường một cách đáng kinh ngạc. Thay vì “ngửi” thông qua mũi, những loài bò sát này thu nhận mùi hương qua những chiếc lưỡi dài của chúng.

Lưỡi của Rắn (và Thằn lằn) thực hiện thu thập các hạt, phân tử trong không khí cũng như dưới nước và cung cấp thông tin quan trọng cho não bộ thông qua hai hố trên vòm miệng, trong chuyên môn thì gọi đó là “vùng Jacobson“, tại đây tiến hành phân tích các phân tử trong không khí, và phán đoán xem nguồn gốc của các phân tử này, có thể đến từ một mối đe dọa tiềm tàng, một con mồi tiềm năng hay bất cứ thứ gì khác – chúng thậm chí còn có thể xác định chính xác hướng mà các phân tử này bay ra!

Do đó, với hệ thống khứu giác nhạy bén của mình, một con rồng Komodo (loài thằn lằn lớn nhất thế giới) có thể phát hiện ra con mồi hoặc một cái xác đang phân hủy ở khoảng cách hơn 9 km.

Sharks: Cá mập

Trong số tất cả các loài cá sống ở dưới đại dương, Cá mập là loài có hệ thống khứu giác nhạy bén nhất, và do khả năng khứu giác chính xác nhất đó – đã có lúc người ta đã cho rằng chúng có thể phát hiện chính xác vị trí một giọt máu đổ ra trong lòng đại dương rộng lớn.

Lỗ mũi của một con cá mập nằm ở mặt dưới hàm trên của chúng và được lót bằng các tế bào chuyên biệt bao gồm các biểu mô khứu giác – trong khi bơi, nước chảy qua hai lỗ mũi và các phân tử hóa chất hòa tan trong nước tiếp xúc trực tiếp với biểu mô này, cho phép các thụ thể trong biểu mô bắt lấy và truyền tín hiệu đến não bộ để phân tích và xử lý.

Do đó, hệ thống tiếp nhận của chúng có độ nhạy cực cao. Không chỉ vậy, tương tự như các loài động vật đã nói ở trên, dải khứu của cá mập phát triển với kích thước rất lớn. Kết quả là, chúng có thể phát hiện ra một vài phần hóa chất nhỏ nhất trong hàng nghìn tỷ giọt nước của đại dương, bất kể là nguồn gốc từ một con mồi béo bở, một mối đe dọa tiềm tàng hoặc một người bạn đời tiềm năng chăng nữa.

Leave a comment