Gà Đông Tảo là một giống gà đặc hữu và vô cùng quý hiếm, được nuôi nhiều ở khu vực xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Loài “quái thú” sở hữu đôi chân khủng, thân hình chắc nịch, được coi là linh vật của làng, chỉ dùng để cúng tế, tiến dâng cho vua chúa thời xưa. Ngày nay, gà Đông Tảo có giá trị rất cao về nhiều mặt, thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm, hiện đang được bảo tồn nguồn gen tại Việt Nam.

Tên thường gọi: gà Đông Tảo, gà Đông Cảo, gà Tiến Vua

Loài: gia cầm

Cân nặng: trên 4 kg đối với con mái và 5,5-6 kg đối với con trống trưởng thành

Tình trạng: quý hiếm đang bảo tồn nguồn gen.

Đặc điểm nhận dạng gà Đông Tảo thuần chủng

Kết quả hình ảnh cho gà đông tảo sống được mấy năm

  • Thuộc giống gà to con, thân hình chắc nịch, đầu to.
  • Đặc điểm nổi bật nhất là cặp chân to, xù xì, hơi thô, được bao phủ bởi một lớp vẩy xếp không thẳng hàng; 4 ngón chân chĩa thẳng, được phân chia từng ngón rõ nét
  • Da màu đỏ ở những phần không có lông trên da. Lông của gà Đông Tảo có màu tím pha đen hoặc màu mận là chủ yếu; riêng gà mái thì phần lông cổ có pha trộn những chiếc lông màu vàng.
  • Gà Đông Tảo trống và mái được phân biệt bởi phần mào. Gà trống có mào sun, hơi ngắn và thun lại với nhau, màu đỏ tía. Còn gà mái thì có phần mào nhỏ hơn.

Nuôi gà Đông Tảo đúng cách

Gà Đông Tảo khó tính, lại quý hiếm, khó nuôi, thích sự thoải mái và tự do chạy nhảy ngoài tự nhiên, nhất là trong vườn. Vì vậy, để nuôi được giống gà này, bạn cần có một khoảng sân rộng với chuồng trại có diện tích lớn.

Những lưu ý khi làm chuồng gà: chuồng được làm từ những vật liệu đơn giản với khung làm từ tre, nứa, tranh, rạ,…; mái lợp chuồng nên bằng tôn lá hoặc tôn ngói giúp làm ấm chuồng, tránh mưa và gió; sàn của chuồng nên dùng tre, nứa lót cách sàn chuồng khoảng 40-50cm, nền chuồng nên lát xi măng cho sạch và dễ cọ rửa, nên rải trấu dưới sàn để giữa ấm, vệ sinh máng ăn máng uống hàng ngày;…

Kết quả hình ảnh cho gà đông tảo sống được mấy năm

Gà Đông Tảo ăn cám tự nhiên, không cần thuốc tăng trưởng. Khi trưởng thành, gà Đông Tảo có thể nặng khoảng 4 kg đối với con mái và từ 5,5-6 kg đối với con đực. Gà bắt đầu đẻ trứng khi được 160 ngày tuổi, khối lượng trung bình vào khoảng 48-55 g/ quả; sau 10 tháng, gà mái ước tính đẻ được khoảng 70 quả.

Gà con mới nở có màu lông trắng hơi xám đục, nặng khoảng 40g.

Gà con bắt đầu được thả nuôi tự nhiên khi đủ 2 tháng tuổi.

Đừng bỏ qua: Cá Anh Vũ – Loại Cá Tiến Vua Đắt Nhất Việt Nam Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng

Gà Đông Tảo ăn gì?

Hầu hết gà Đông Tảo ăn tạp, ăn cám tự nhiên, không cần thuốc tăng trưởng. Cũng giống như những giống gà khác, loại gà quý hiếm này cũng ăn bắp tẻ, lúa, gạo, các loại rau như rau muống, rau lang, bắp chuối,… Tuy nhiên, vì đặc tính dễ mắc bệnh nên nguồn thức ăn cho gà Đông Tảo cần được chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng, nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng; hạn chế tối đa tình trạng thức ăn mang mầm bệnh cho gà.

Hình ảnh có liên quan

Một số lưu ý khi nuôi gà Đông Tảo

  • Chuồng gà nên quay về hướng đón nắng nhưng không nên gắt quá; tốt nhất nên chọn hướng Đông Nam
  • Nên tính toán số lượng gà nuôi trong một sân để gà có được điều kiện nuôi thả tốt nhất; trung bình cứ 20-30 m2 thì thả được khoảng 50 con.
  • Nên giữ ấm cho chuồng gà bằng đèn và bọc kín các chỗ có thể có gió lùa, đảm bảo môi trường nuôi gà lý tưởng nhất.
  • Nên khử trùng chuồng trại tối thiểu 2 tuần 1 lần; đồng thời tiêm chủng định kỳ cho gà để phòng ngừa một số loại bệnh và dịch bệnh thường gặp.

Kết quả hình ảnh cho gà đông tảo sống được mấy năm

Giá gà Đông Tảo

Chính bởi sự quý hiếm nguồn gen thuần chủng mà giống gà Đông Tảo hiện có giá khá cao. Theo tìm hiểu, hiện nay, trung bình con khoảng tầm 1 kg thì giá bán tại vườn vào khoảng 700-800 nghìn đồng/ kg đối với giống gà bán lấy thịt và 200-300 nghìn đồng/ con đối với những con gà giống. Đặc biệt, những con Đông Tảo thuần chủng có đặc điểm nổi bật, nhất là độ “khủng” của đôi chân thì có giá lên đến vài triệu đến vài chục triệu/ 1 con.

Kết quả hình ảnh cho gà đông tảo sống được mấy năm

Tuy nhiên, trước thực trạng gà Đông Tảo cho năng suất thấp, đẻ ít, ăn khỏe, khó nhân giống, chi phí nuôi lại tốn kém, nên hiện nay, phần nhiều giống gà này được lai với gà ri để tạo ra giống gà lai khỏe hơn, đẻ nhiều hơn và kháng bệnh tốt hơn.

Nguyên nhân nào khiến gà Đông Tảo ngày càng quý hiếm?

Hình ảnh có liên quan

Gà Đông Tảo có đặc tính vụng về, thao tác chậm chạp; đôi chân “cồng kềnh” khiến giống gà này gặp khó khăn trong việc ấp trứng và nuôi con; hơn nữa, gà Đông Tảo rất dễ bị bệnh (đỉnh điểm là dịch cúm gia cầm năm 2008 đã tiêu hủy khoảng 10.000 con gà Đông Tảo) hay một số người lợi dụng giá trị mà giống gà này mang lại để lai tạo ra nhiều giống gà mới,… khiến việc nhân giống và bảo tồn nguồn gen giống thuần chủng là thách thức không hề nhỏ của không chỉ khu vực huyện Khoái Châu mà còn của cả nước.

Đọc thêm: Chim Cu Gáy Và 10+ Điều Thú Vị Không Thể Không Khám Phá

Leave a comment