Gấu trúc đỏ là phiên bản thu nhỏ của loài gấu trúc cùng tên to lớn. Những cá thể gấu trúc đỏ thường phát triển kích thước như vật nuôi trong nhà, có đuôi khá dài (khoảng 30-50 cm). Trong tự nhiên, gấu trúc đỏ sử dụng chiếc đuôi của mình như một lớp chăn, cuốn quanh cơ thể để giữ nhiệt
Bề ngoài sở hữu lớp lông màu nâu đỏ, đuôi dài và lông xù, cách di chuyển lảo đảo (do chi trước ngắn hơn chi sau), thường hoạt động một mình vào ban đêm và ngủ ngày

Tên thường gọi: Gấu trúc đỏ
Tên khoa học: Ailurus fulgens
Lớp: Động vật có vú
Chế độ ăn:Động vật ăn cỏ
Tuổi thọ: 8 năm
Kích thước: Từ đầu tới thân: 50-65 cm, đuôi: 30-50 cm
Trọng lượng trung bình 5-9 kg
Số lượng cá thể hiện nay ≈ 10,000 cá thể (xu hướng giảm dần)
Tình trạng trong Sách Đỏ: Nguy cấp (Endangered)

Môi trường sống, hành vi và thức ăn của Gấu trúc đỏ

Gấu trúc đỏ sống ở vùng núi rộng lớn thuộc Nepal, phía bắc Myanmar (Burma), cũng như ở sâu trong lục địa Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Ấn Độ. Chúng thường dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ trên cây. Màn đêm buông xuống mới là khoảng thời gian đi kiếm ăn của gấu trúc đỏ. Giống như những loài gấu trúc khác, cấu trúc xương tay của Gấu trúc đỏ cho phép chúng có thể cầm nắm.
Vì vậy thức ăn chủ yếu của chúng là tre, mặc dù vậy, Gấu trúc đỏ có thể ăn động vật có vú cỡ nhỏ, chim, trứng và hoa quả. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng ăn chim, hoa, lá phong, vỏ cây và các loại quả của cây phong, sồi và dâu tằm. Cấu trúc ruột đặc biệt của Họ gấu trúc đỏ nói chung đều không thể tiêu hóa được Xenlulozơ (Cellulose) vì vậy chúng cần phải kiếm được một lượng lớn tre mỗi ngày. Gấu trúc đỏ cũng khẩu phần ăn khá chọn lọc, chúng sẽ ăn khoảng 2/3 tre và 1/3 còn lại là thức ăn khác để bổ sung năng lượng.

Đọc thêm: Gấu Trúc và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Sinh sản và bảo tồn Gấu trúc đỏ

Gấu trúc đỏ thường sinh sản vào tháng thứ 18, và giai đoạn trưởng thành là 2-3 năm đầu. Mặc dù có thể sống cùng khu vực với nhau nhưng thói quen sống một mình trong tự nhiên khiến Gấu trúc đỏ hầu như không tương tác với cá thể khác. Chỉ thực sự tìm tới nhau trong mùa giao phối. Lúc này cá thể gấu trúc đỏ đực và con cái sẽ giao phối với nhiều cá thể khác trong suốt khoảng thời gian từ giữa tháng 1 tới đầu tháng 3. Trong thời gian mang thai từ 112-158 ngày, chúng sẽ bắt đầu đi nhặt cành cây, dây leo, cỏ và lá cây để làm tổ. Gấu trúc non sẽ được sinh ra vào giữa tháng 6 tới cuối tháng 7, mỗi lần 1-4 con và nặng từ 110-130 gram.

Gấu trúc đỏ đã giảm hơn 50% số lượng cá thể ở Trung Quốc chỉ trong 50 năm qua, chúng đang bị săn bắt, cạnh tranh với các loài khác, nạn phá rừng khiến chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần. Ở Trung Quốc, gấu trúc đỏ bị săn bắt vì lông của chúng, đăng biệt là đuôi có giá trị rất cao, sử dụng cho các nghi lễ văn hóa của địa phương.

Thêm nữa, các nhóm động vật nhỏ ít giao tiếp với nhau trong cùng phạm vi sống khiến chúng dễ phải đối mặt với nguy cơ cận huyết, giảm sự đa dạng di truyền, tỷ lệ tử vong cao trong tự nhiên.

Ở tất cả các quốc gia hiện nay, việc săn bắn Gấu trúc đỏ là bất hợp pháp, hãy chung tay bảo tồn loài Gấu trúc đáng yêu này để chúng không biến mất khỏi Trái Đất

Khám phá thêm: Những thông tin nhất định phải biết về loài gấu túi Koala

Một số thông tin thú vị về gấu trúc đỏ có thể bạn không biết:

– Trung Quốc có 35 khu bảo tồn Gấu trúc đỏ, Ấn Độ là 20, Nepal là 7 và Myanmar là 26 khu vực bảo tồn.
– Gấu trúc đỏ là linh vật của Lễ hội Trà Đắc Gi Linh (Darjeeling) tại Ấn Độ
– Logo của trình duyệt Firefox lấy cảm hứng từ loài Gấu trúc đỏ
– Gấu trúc đỏ là sư phụ của Po (Nhân vật gấu trúc) trong Series phim Kungfu Panda, trong phim Gấu trúc đỏ có tên Master Shifu

Album Ảnh

[smartslider3 slider=38]

Leave a comment