Loài côn trùng mang tên Gián nằm trong bộ Blattodea (gồm trên dưới 3000 loài mối và khoảng trên 4400 loài gián). Chúng xuất hiện trên Trái Đất từ kỷ Than Đá (khoảng 354-295 triệu năm trước). Gồm nhiều loài khác nhau nhưng đặc điểm chung dễ nhận biết của gián là bụng lưng dẹt, màu đen hoặc nâu sáng. Gián là một trong những loài côn trùng sống gần với con người nhất và cũng thường giấu mình sâu trong những nơi ẩm thấp, góc tường tối tăm, vết nứt, khe hẹp ở gia đình.

Tuy nhiên với những đặc điểm như vậy, liệu gián có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân?

Theo Thegioidongvat.Co tìm hiểu, Khi bom hạt nhân nổ, chúng sẽ giải phóng một lượng lớn bức xạ từ phản ứng phân hạch, thổi bay mọi thứ trong không trung. Gián sẽ luồn lách vào chỗ an toàn để ẩn nấp nhưng các bức xạ cũng sẽ tìm ra chúng. Nhưng một khả năng tuyệt vời khác của gián có thể bạn đọc chưa biết, đó là khả năng chịu bức xạ của gián. Các nhà khoa học đã tiến hành ghi lại sự phơi nhiễm bức xạ trên gián khi so sánh với các mô trên cơ thể người.
Con người có thể tiếp xúc trực tiếp với lượng phóng xạ khoảng 5 rems (đơn vị liều bức xạ ion hoá hấp thụ hiệu quả trong mô người, tương đương với một tia X-quang). Khi con số này lên khoảng 800 rems chúng ta sẽ tử vong ngay lập tức. Nhưng Gián Mỹ hay một số loài gián khác sẽ cần khoảng 67,500 rems. Trong khi đó Gián Đức vào khoảng 90,000 – 105,000 rems.

Xem thêm: 10 thông tin đặc biệt thú vị bạn cần biết về loài Gián

Đó là con số gây sửng sốt giới khoa học và khiến nhiều cuộc tranh cãi nổ ra nhưng thực tế chứng minh, đó là sự thật. Như vậy gián sẽ thoát khỏi thảm họa bom nguyên tử nếu chẳng may chúng xảy ra.

Trên thực tế, một quả bom nguyên tử phát nổ, tại tâm vụ nổ sức nóng là khoảng 10 triệu độ C, thiêu cháy mọi thứ. Cách tâm vụ nổ 50 mét nhiệt độ sẽ giảm nhanh chóng chỉ còn 10,000 độ C và tất nhiên chẳng sinh vật nào có thể sống sót ở mức nhiệt ấy.

Leave a comment