Bốn hoá thạch của loài khủng long ăn thực vật mới này được tìm thấy cùng nhau ở Australia, được các nhà khoa học nghi là thành viên trong một đàn lớn. Hoá thạch có màu sắc bất thường được tìm thấy ở Australia thuộc về loài ăn thực vật mới tuyệt đẹp, các nhà khoa học đã dựa vào những bằng chứng thu được để đăng trên Tạp chí Cổ sinh vật học. Đây không chỉ là một số cá thể thuộc đàn khủng long đầu tiên được phát hiện ở Châu Úc, chúng còn là hoá thạch khủng long hoàn chỉnh nhất được tìm thấy còn nguyên vẹn trong Đá mắt mèo.
Được phát hiện gần thị trấn Lightning Ridge, khoảng 720km về hướng Tây Bắc của Sydney. Thị trấn này nổi tiếng với nhưng loại đá quý được hình thành từ dung dịch giàu Silic bên dưới lòng đất. Nhưng điều thu hút truyền thông và các nhà cổ sinh vật học lại là việc phát hiện loài khủng long mới.
Nhà khảo cổ Stephen Poropat thuộc Đại học Công nghệ Swinburne, Melbourne cho rằng việc phát hiện ra khủng long ở Úc đã là một việc vô cùng khó khăn chứ chưa nói tới tìm thấy một loài mới bởi số lượng tìm thấy khủng long tại châu lục này mới chỉ dừng lại ở con số 24. Loài mới nhất này được đặt tên khoa học là Fostoria dhimbangunmal, một loài khủng long giống Iguanodon sống cách đây khoảng một trăm triệu năm trong thời kỳ giữa kỷ Phấn trắng. Lúc này, đây là một vùng rộng lớn với các hồ, sông đổ vào biển Eromanga.
Lãnh đạo đoàn nghiên cứu, nhà cổ sinh vật học Phil Bell thuộc đại học New England, Armidale, New South Wales cho biết vùng đồng bằng ngập nước, ẩm ướt, nhiều cây cối là địa điểm sinh sống tương đối tốt của các loài khủng long ăn thực vật. Hoá thạch tại thị trấn Lightning Ridge là một minh chứng rất quan trọng cho thấy việc thế giới đã và đang nóng dần lên trong hơn 150 triệu năm qua.
Những người khai thác đá mắt mèo lâu năm tại đây đã tìm thấy hoá thạch vào những năm 1986. Các nhà khoa học tại bảo tàng tại Sydney cùng với sự hỗ trợ của quân đội Úc đã giúp họ khai quật và tìm thấy xương hoá thạch trong những khối đá.
Bước ngoặt của loài khủng long ăn cỏ đầu tiên của châu Úc
Thế nhưng bẵng đi một khoảng thời gian 15 năm trưng bày tại một cửa hàng ở Sydney mà không đem lại kết quả gì. Những người khai thác đá ở đây đã quyết tâm lấy lại số hoá thạch trên, trả lại cho chính quyền Lightning Ridge để trưng bày trong bảo tàng địa phương. Là một tập hợp hoá thạch có một không hai, các nhà khoa học đã thu thập số lượng được tìm thấy đó để quét qua máy CT trích xuất chúng phục vụ quá trình nghiên cứu. Ban đầu, các nhà khảo cổ học cho rằng đây là bộ phận của một các thể đơn lẻ nhưng khi đi sâu vào nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng đây là một số xương bả vai với kích thước khác nhau. Tổng cộng khoảng 60 mảnh vụn xương của cá thể trưởng thành, chúng có thể dài tới hơn 5 mét, trong khi những con con có vẻ nhỏ hơn rất nhiều. Số xương này bao gồm xương sườn, xương chi, hộp sọ, lưng, đuôi và hông.
Mặc dù được các nhà nghiên cứu phỏng đoán sử dụng cả 4 chi để đi lại nhưng với chiều dài của 5 mét, Fostoria sẽ di chuyển bằng hai chi sau. Điều này phù hợp hơn với loài khủng long ăn thực vật mới này. Những hoá thạch cây thông, cỏ đuôi ngựa được tìm thấy đều là thức ăn của loài khủng long này. Chúng cũng đánh dấu sự tiến hoá của các loài thú mỏ vịt, từ đó chúng ta có thể tìm hiểu thêm tại sao những động vật ăn cỏ này lại sinh tồn và phát triển mạnh cho tới thời điểm hiện tại.