Để tìm hiểu về loài động vật thống trị Trái Đất hàng chục triệu năm về trước thì không gì hơn là từ những mẫu hoá thạch. Các nhà cổ sinh vật học đã dành cả cuộc đời, bôn ba tới nhiều quốc gia trên thế giới để tìm cho ra những tin tức về khủng long. Dưới đây là danh sách 12 hoá thạch nổi tiếng nhất, có thể thay đổi quan niệm về Khủng long có thể bạn chưa biết. Cùng Thegioidongvat.Co kiểm tra ngay nhé!

Megalosaurus (1676)

Khi một phần xương đùi của Megalosaurus được khai quật ở Anh vào năm 1676, các giáo sư tại Đại học Oxford đã xác định nó thuộc về một loài khủng long khổng lồ bí ẩn. Nhưng phải mất 150 năm, cho đến tận những năm 1820, Ngài William Buckland mới có thể định danh cho chi này một tên riêng biệt và gần 20 năm sau đó, thì cái tên Megalosaurus mới được khẳng định là một con khủng long (đặt tên bởi nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Richard Owen).

Mosasaurus (1764)

Trong hàng trăm năm trước thế kỷ 18, những người Châu Âu ở miền Trung và miền Tây đã đào được những mẩu xương kỳ lạ dọc theo những lòng hồ và bờ sông. Điều thu hút sự chú ý của mọi người là nó là hóa thạch đầu tiên được công nhận là của loài bò sát biển Mosasaurus (Đặt tên bởi nhà tự nhiên học Georges Cuvier) đã bị tuyệt chủng từ lâu. Từ thời điểm này, các nhà khoa học đã nhận ra rằng họ đang được tiếp xúc với những sinh vật đã thống trị những dải đất rộng lớn và tuyệt chủng hàng triệu năm trước khi con người xuất hiện trên Trái Đất.

Iguanodon (1820)

Iguanodon chỉ là loài khủng long thứ hai sau Megalosaurus được đặt tên chính thức, quan trọng hơn đó là việc phát hiện ra nhiều hóa thạch của nó (lần đầu được điều tra nghiên cứu bởi Gideon Mantell vào năm 1820) gây nên một cuộc tranh luận giữa các nhà tự nhiên học về việc liệu những loài bò sát cổ xưa này có tồn tại hay không. Những nhà cổ sinh vật học nổi tiếng thời đó như Georges Cuvier và William Buckland đã cười và cho rằng xương thuộc về một con cá hoặc con tê giác, trong khi Richard Owen đã một mực khẳng định và đánh dấu bằng phấn trắng lên đầu, xác định Iguanodon là một con khủng long thật sự.

Hadrosaurus (1858)

Hadrosaurus có ý nghĩa lịch sử quan trọng hơn vì lý do cổ sinh vật sau đây:

  • Đây là hóa thạch khủng long gần hoàn chỉnh đầu tiên được khai quật tại Hoa Kỳ và là một số ít được tìm thấy ở bờ biển phía đông (New Jersey). Được đặt tên bởi nhà cổ sinh vật học người Mỹ Joseph Leidy, Hadrosaurus đã được đặt tên cho một đại gia đình khổng lồ của những chú khủng long mỏ vịt – nhưng các nhà chuyên môn vẫn còn đang tranh cãi “Liệu những mẫu hóa thạch ban đầu có thực sự xứng đáng với giá trị mà nó mang lại cho ngành khảo cổ học?”

Archaeopteryx (1860 – 1862)

Năm 1860, Charles Darwin xuất bản một bản luận thuyết về sự biến đổi của Trái Đất, về nguồn gốc của các loài. May mắn thay, một vài năm sau đó đã chứng kiến một loạt những thay đổi tại mỏ đá vôi Solnhofen, Đức – hoàn toàn bảo tồn được các hóa thạch của một loài sinh vật cổ xưa. Archaeopteryx, là sinh vật có sự kết hợp hoàn hảo giữa khủng long và chim. Kể từ đó, các chứng cứ thuyết phục hơn (như Sinosauropteryx) cũng được khai quật, nhưng không gì có thể đánh bật được tầm quan trọng của việc tìm ra hoá thạch đầu tiên của loài khủng long có hình dáng giống chim này.

Diplodocus (1877)

Trong quá khứ, đã có nhiều cuộc di cư từ lục địa khác tới Châu Âu mà hầu hết các hóa thạch khủng long được khai quật vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 tại đây có kích thước tương đối nhỏ như khủng long chân chim (Ornithopods) hoặc hơi lớn hơn khủng long ăn thịt (Theropods). Tuy vậy, việc phát hiện ra Diplodocus ở Morrison Formation, phía Tây Bắc Hoa Kỳ đã mở ra một thời đại của những con khủng long khổng lồ trong ngành khảo cổ học, từ đó thay đổi suy nghĩ lẫn quan điểm của các nhà chuyên môn rất lớn so với việc tìm thấy sự tồn tại của những con khủng long có kích thước bình thường như Megalosaurus và Iguanodon.

Coelophysis (1947)

Mặc dù Coelophysis được đặt tên vào năm 1889 (bởi nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Edward Drinker Cope), nhưng loài khủng long đầu tiên này lại không tạo ra một sự chú ý của truyền thông mãi cho đến năm 1947, khi Edwin H. Colbert phát hiện vô số bộ xương của Coelophysis được sắp xếp lộn xôn lại với nhau tại trang trại hóa thạch Ghost Ranch ở New Mexico. Phát hiện này cho thấy rằng có một số Chi nhỏ của khủng long ăn thịt này đã thực hiện những cuộc đại di cư theo đàn lớn. Tại thời điểm khám phá ra mẫu hoá thạch, các nhà cổ sinh vật học cũng đã phát hiện phần lớn số khủng long ăn thịt này đã bị chết do những trận lũ lớn chưa từng có trong lịch sử.

Maiasaura (1975)

Jack Horner có thể được biết đến như là nguồn cảm hứng cho nhân vật của Sam Neil trong Series phim đình đám “Công viên Kỷ Jura”, nhưng trong thế giới cổ sinh vật học, anh lại nổi tiếng vì khám phá ra khu vực ẩn náu rộng lớn của Maiasaura, một con khủng long có hình dáng giống những chú vịt cỡ trung ở khu vực phía Tây Hoa Kỳ. Kết hợp những chi tiết được tìm thấy từ các hóa thạch và bộ xương được bảo quản trong trạng thái tốt chúng ta thấy được loài khủng long này sống thành đàn và có tổ chức xã hội rất cao giống những động vật hiện đại.

Sinosauropteryx (1997)

Lần đầu tiên các hóa thạch của khủng long được tìm thấy trong mỏ đá Liêu Ninh của Trung Quốc, các hóa thạch được bảo quản trong điều kiện tốt của Sinosauropteryx đã nói lên những bằng chứng không thể chối cãi về việc xuất hiện khủng long lông vũ. Thật bất ngờ, một phân tích về phần còn lại của Sinosauropteryx cho thấy nó có liên quan đến một loài khủng long có lông vũ nổi tiếng khác, Archaeopteryx, khiến các nhà cổ sinh vật học phải thay đổi nhận thức của họ về sự việc khủng long tiến hoá thành chim.

Brachylophosaurus (2000)

Mặc dù “Leonardo” (được đặt theo tên của một đội khai quật) không phải là hóa thạch đầu tiên của Brachylophosaurus từng được phát hiện trước đó nhưng lần này chúng đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của mọi người và truyền thông. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hóa thạch này bằng tia X và quét MRI để nỗ lực ghép các mảnh xương lại với nhau tạo nên khung xương hoàn chỉnh.

Asilisaurus (2010)

Asilisaurus sống vào đầu thời kỳ Trias, 240 triệu năm trước. Sao hoá thạch của nó lại quan trọng? Ban đầu Asilisaurus không được coi là loài khủng long bởi những tranh luận trái chiều xung quanh hình dáng cơ thể. Nhưng sau cùng các nhà cổ sinh vật học đã thắng khi phát hiện ra thêm những mẫu hoá thạch quý giá về chúng. Asilisaurus đã giúp thay đổi mốc thời gian tồn tại của các loài khủng long từ 230 triệu năm TCN lên thành 240 triệu năm TCN.

Yutyrannus (2012)


Hollywood đã cho chúng ta biết về Tyrannosaurus Tex (Khủng long bạo chúa) là một loài khủng long có bộ da xanh, có vảy và giống như thằn lằn. Nếu như vậy, Yutyrannus cũng là một dạng Tyrannosaur, nhưng những động vật ăn thịt này lại sống ở Châu Á hơn 50 triệu năm, trước cả khi T. Rex được phát hiện ở Bắc Mỹ,. Điều này cho thấy là tất cả các loài khủng long ăn thịt sẽ mọc lông ở một giai đoạn nào đó trong vòng đời của chúng, kể cả ở cá thể T. Rex (khủng long bạo chúa) cũng có lông mềm và phủ đầy lông tơ trong quá trình trưởng thành.

 

Leave a comment