• Tên thường gọi: Khỉ thầy tu hay Capuchin
  • Tên khoa học: Cebinae
  • Loài: Linh trưởng
  • Kích thước: Trọng lượng từ 2,9 đến 3,9 kg ; Chiều dài từ 34 đến 84 cm
  • Tuổi thọ: 15 đến 25 năm
  • Phân bố: Trung Mỹ, phía nam Nam Mỹ và Bắc Argentina

Được cho là một trong những loài khỉ thông minh nhất thế giới, ngay từ hàng nghìn thiên nhiên kỉ trước, khỉ Capuchin sống tại Công viên Quốc gia Serra da Capivara của Brazil đã biết sử dụng các công cụ bằng đá để chế biến thức ăn và bước dần vào kỷ nguyên đồ đá.

Được mô tả trong Nature Ecology & Evolution, khu vực sinh sống lâu đời nhất của tinh tinh ở Côte d’Ivoire (đã hơn 4000 năm tuổi) xuất hiện các lớp đá cuội tròn với hình dáng khác nhau (giống như các công cụ bằng đá sắc nhọn mà người cổ đại châu Phi tạo ra khoảng vài triệu năm trước) được capuchin sử dụng để tách các hạt giống và quả hạch cứng.

Nhưng các công cụ được tìm thấy ở Serra da Capivara mới cho thấy sự khác biệt, như là một cột mốc quan trọng đối với các nhà khảo cổ học khi nghiên cứu nguồn gốc của con người. Ở đó, các công cụ bằng đá có kích thước khác nhau xuất hiện dần theo thời gian như minh chứng cho việc Capuchin đã có thể thích nghi với việc sử dụng các công cụ này để tách những loại hạt có độ cứng khác nhau, thể hiện một bước tiến lớn trong nhận thức của loài khỉ.

Điều thực sự thú vị khi khai quật khảo cổ tại các địa điểm xuất hiện loài linh trưởng này là việc chứng minh rằng chúng ta (con người) không phải là loài duy nhất có hồ sơ khảo cổ chi tiết về việc biết cách chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá”, anh nói, đồng tác giả nghiên cứu Tomos Proffitt, một nghiên cứu sinh tại Đại học London. Capuchin  sống tại Brazil cũng có hồ sơ khảo cổ riêng về việc sử dụng công cụ.

Hiểu được cách thức sử dụng công cụ của Capuchin đã phần nào giải đáp nguồn gốc thực tiễn của các nhóm linh trưởng khác, bao gồm tổ tiên của con người. Một trong những công cụ bằng đá lâu đời nhất được biết đến là lưỡi dao cạo râu có niên đại cách đây 3,3 triệu năm được cho là của hai loài họ hàng xa xưa của loài người là thú mỏ vịt Australopithecus afarensis và Kenyanthropus chế tạo nên.

Trước khi những người vượn đầu tiên chế tạo ra công cụ bằng đá thì họ đã sử dụng đá cuội ban đầu để chế biến thức ăn, giống như cách mà các Capuchin ở Serra da Capivara ngày nay vẫn hay làm.

Tôi thực sự vui mừng khi những bằng chứng mới về sự phức tạp và sáng tạo trong hành vi của động vật được đưa ra ánh sáng”, theo ông Erin Marie Williams – Hatala, một nhà nhân chủng học tiến hóa tại Đại học Chatham, người nghiên cứu cơ chế sinh học về việc sử dụng công cụ đồ đá. “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã sai lầm trong nhiều năm, bằng việc tạo ra những câu chuyện sai lệch về các loài linh trưởng.”

Trong một thời gian dài, việc sử dụng công cụ được coi là bước tiến hóa cao nhất ở con người, nhưng sau nhiều thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy điều đó đơn giản là không đúng sự thật. Một số loài chim đã biết sử dụng gậy và cành cây làm công cụ hay tinh tinh đã có thể tạo ra những ngọn giáo sắc nhọn để săn bắt thú. Đười ươi đã biết cách khéo léo để hòa tan các chất hyddrat hóa bằng cách nhai thực vật ở trong miệng và sau đó sử dụng như một miếng bọt biển không thấm nước.

Không chỉ vậy, các Capuchin ở Serra da Capivara ngày nay vẫn đập vỡ các vỏ hạt điều cứng bằng những viên đá thạch anh tròn có kích thước dao động từ 2,54 cm đến cỡ bằng nắm tay của người. Khi chúng đập vỡ các hạt điều bằng đá hay đào các rễ cây điều đã để lại trên những hòn đá vết tích của vỏ hạt điều còn sót lại.

Trong nhiều thế kỷ, người dân địa phương và du khách đến với Brazil đã kể lại câu chuyện về việc Capuchin sử dụng công cụ. Hay trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã chứng minh được Capuchin có thể sử dụng các công cụ ngay cả trong điều kiện nuôi nhốt hay trong các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên họ đã không ghi lại những kết luận đó cho đến năm 2004.

Khoảng một thập kỷ trước, một nhóm nghiên cứu của Tiago Falótico tại Đại học São Paulo đã tiến hành khai quật các địa điểm ở Serra da Capivara để tìm hiểu xem việc sử dụng công cụ được bắt đầu từ khoảng thời gian nào. Năm 2016, các nhà nghiên cứu mới tiết lộ rằng, tại một địa điểm khai quật, đã tìm thấy những bằng chứng rõ ràng rằng công cụ bằng đá được Capuchin sử dụng có niên đại từ khoảng 700 năm trước.

Sau bốn giai đoạn khai quật, nhóm nghiên cứu đã đào sau xuống tận lớp trầm tích 3000 năm tuổi, và dựa trên việc xác định niên đại bằng than phóng xạ có trong các lớp đất đá thì họ vẫn tiếp tục tìm kiếm những công cụ bằng đá khác của Capuchin. Thú vị thay, nhóm của Falótico và Proffitt đã nhận thấy được những thay đổi trong việc sử dụng công cụ. Những viên sỏi nhỏ có niên đại khoảng 560 năm trước được tìm thấy đã làm cho các nhà khoa học tự hỏi, liệu vào thời điểm đó, Capuchin đang ăn những thức ăn có kích thước nhỏ.

Sau thời điểm đó, các Capuchin ở Serra da Capivara đã chuyển dần từ việc sử dụng những viên đá có kích thước nhỏ sang những viên đá lớn hơn, ngụ ý rằng chúng đang tìm kiếm những thức ăn lớn hơn giúp no lâu hơn. Và trong khoảng 300 năm gần đây, sau những cuộc khai quật của Falótico, đã khẳng định, các công cụ bằng đá mà Capuchin sử dụng đã có sự ổn định về kích thước, phù hợp với thức ăn hiện tại của chúng là hạt điều cứng.

Tại sao Capuchin lại thay đổi khẩu phần ăn của mình? Proffit và Falótico vẫn chưa thể giải thích chắc chắn được. Có lẽ với mỗi nhóm Capuchin khác nhau sẽ có những sở thích ăn uống khác nhau.

Williams – Hatala, người không liên quan đến bài báo, chỉ ra rằng, chúng ta vẫn chưa biết chắc chắn những gì mà Capuchin cổ đại đã ăn. Các công cụ cũ hơn không có dấu vết của hạt điều được lưu lại, điều đó có nghĩa là những Capuchin cổ đại không ăn hạt điều hoặc dư lượng hạt điều còn sót lại đã bị phân hủy theo thời gian.

Một đối tượng có sự thay đổi theo thời gian, nhưng liệu điều đó có phải do sự thay đổi về chức năng của công cụ hay do sự thay đổi hành vi hay không, thì tôi sẽ trả lời là không”, cô nói.

Proffitt và Falótico đã lên kế hoạch thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu hơn nữa để có cái nhìn rộng hơn về cách phân biệt các loại công cụ bằng đá không phải của con người. Bằng cách nào đó, các nhà khoa học đã đưa các công cụ bằng đá khác nhau cho những người khác nhau sử dụng để tìm hiểu về nền tảng tiến hóa trong việc sử dụng các công cụ ở các loài linh trưởng. Cuối cùng, kết luận được đưa ra, không phải tất cả các Capuchin đều sử dụng công cụ bằng đá. Vậy tại sao những chú khỉ thầy tu ở Serra da Capivara hay Panama lại có khả năng này?

Trên hết, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, Capuchin đã có những bước tiến dài trong việc sử dụng công cụ giống như tổ tiên của loài người đã làm. Ví dụ, Capuchin đôi khi phá vỡ các hòn đá một cách tình cờ khi chúng tách hạt điều, nhưng chúng chưa bao giờ dùng những mảnh vỡ sắc nhọn đó làm công cụ cắt, một bước tiến hóa quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người.

Nếu bạn nghĩ Thời kỳ đồ đá là khoảng thời gian mà các cá thể sử dụng đá làm công cụ thì Capuchin cũng có Thời kỳ đồ đá của riêng họ”, theo ông Proffitt. “Cho dù Thời kỳ đồ đá đó có phát triền thành một thứ phức tạp hơn nhiều

Leave a comment