Physarum polycephalum cũng đươc biết đến với cái tên “sinh vật nhầy có nhiều đầu” – một sinh vật nguyên sinh, và đặc biệt, nó là một loại nấm nhầy. Cái tên “nấm nhầy” tuy không được quy thành một nhóm phân loại sinh học cụ thể, nhưng nó lại là tên gọi chung cho một số loại sinh vật nhân thực có đặc tính tương tự. Dù sao đi nữa, Physarum có một trí thông minh đáng kinh ngạc, dù rằng nó không hề có não và chỉ bao gồm một tế bào chứa hàng ngàn các đơn bào khác. Dưới đây là một trong số những điều vô cùng ngạc nhiên mà loại nấm nhầy này có thể làm được:

  • Nó có thể giải mã được mê cung: Khi một P. polycephalum được đặt vào chiếc mê cung bằng nhựa, nó sẽ phân tách ra thành hàng trăm nhánh nhỏ, khám phá toàn bộ các con đường cho đến khi tìm thấy một lối dẫn tới chỗ thức ăn. Và rồi khi đến đích thì những chiếc nhánh đó sẽ được co rút lại. Thêm nữa, nó biết được con đường nào là ngắn nhất. Nếu có nhiều lối dẫn đến thành phẩm thì nó sẽ bỏ qua con đường nào dài hơn (dù chỉ là một chút).
Nó có thể giải mã được mê cung: Khi một P. polycephalum được đặt vào chiếc mê cung bằng nhựa, nó sẽ phân tách ra thành hàng trăm nhánh nhỏ, khám phá toàn bộ các con đường cho đến khi tìm thấy một lối dẫn tới chỗ thức ăn. Và rồi khi đến đích thì những chiếc nhánh đó sẽ được co rút lại. Thêm nữa, nó biết được con đường nào là ngắn nhất. Nếu có nhiều lối dẫn đến thành phẩm thì nó sẽ bỏ qua con đường nào dài hơn (dù chỉ là một chút).
  • Nó có khả năng ghi nhớ: Khi một nấm nhầy đang giải mã mê cung, nó sẽ để lại phía sau mình các vệt nước nhầy mỗi khi những chiếc nhánh của nó di chuyển. Vệt nước nhầy đó sẽ giúp Physarum không quay lại những con đường mà nó đã từng đi qua. Điều này cơ bản là một sự sáng tạo, mặc dù vẫn còn thô sơ, tương tự với bộ nhớ của chúng, một trong số đó được thể hiện dưới dạng vật chất ở bên ngoài.
  • Nó bắt chước các mạng lưới giao thông: Người ta đặt một P. polycephalum vào trong hàng rào có hình dáng giống như thành phố Tokyo, Nhật Bản, cùng với các mẩu thức ăn được xếp theo mô hình của các trung tâm giao thông chính ở thành phố. Và nấm nhầy – với việc biết được cách nào là hiệu quả nhất để tìm tới thức ăn, nó đã tạo ra một bản sao tương tự mạng lưới đường sắt của Tokyo, bằng việc sử dụng các nhánh của mình. (ảnh 3)
Nó bắt chước các mạng lưới giao thông: Người ta đặt một P. polycephalum vào trong hàng rào có hình dáng giống như thành phố Tokyo, Nhật Bản, cùng với các mẩu thức ăn được xếp theo mô hình của các trung tâm giao thông chính ở thành phố. Và nấm nhầy – với việc biết được cách nào là hiệu quả nhất để tìm tới thức ăn, nó đã tạo ra một bản sao tương tự mạng lưới đường sắt của Tokyo, bằng việc sử dụng các nhánh của mình.
  • Nó biết học hỏi và theo dõi thời gian: Một nhóm các nhà khoa học – bao gồm người đã làm thí nghiệm mê cung, đặt nấm nhầy vào một cái rãnh dài, và để nó di chuyển dọc theo cái rãnh đó. Tuy nhiên, cứ 30 phút trôi qua, người ta lại hạ thấp nhiệt độ và độ ẩm xuống một lần (nấm nhầy phát triển rất nhanh trong điều kiện nóng, ẩm ướt). Bởi vậy, nấm nhầy đã giảm tốc độ của mình xuống để tiêu tốn ít năng lượng hơn. Và sau một lúc, các nhà khoa học đã dừng lại. Chắc chắn rồi, polycephalum đều di chuyển chậm lại sau mỗi khoảng thời gian 30 phút. Điều này cho thấy, nó vừa có khả năng học hỏi, vừa có khả năng ghi nhớ thời gian.
  • Nó có thói quen ăn uống lành mạnh: Trong một thí nghiệm khác, người ta đặt những con nấm nhầy ở giữa một chiếc mặt đồng hồ. Tại mỗi số trên đồng hồ, người ta để các loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, một trong số đó có tỉ lệ giữa đường bột và protein lý tưởng nhất, còn một số khác thì không. Thế nên, tất cả các con nấm nhầy sẽ lựa chọn những loại thức ăn nào tốt nhất cho chúng.

Nấm nhầy đúng là một loài sinh vật đáng ngạc nhiên. Thật kì lạ khi những gì về chúng vẫn còn mơ hồ, nhưng chắc chắn sẽ có những câu chuyện khó tin để kể về loài sinh vật này đấy.

Leave a comment