Chó ngao Tây Tạng hay Ngao Tạng là một giống chó ngao có nguồn gốc từ vùng núi cao Tây Tạng với bản tính hung dữ, khó nuôi nhưng rất trung thành, tuyệt đối chỉ nghe lời một chủ. Được mệnh danh là “chúa tể của thảo nguyên”, ngao Tây Tạng là loài chó dữ to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn cả hươu nai.

Tên thường gọi: ngao Tây Tạng, Ngao Tạng

Tên tiếng anh: Tibetan Mastiff

Nguồn gốc: Tây Tạng, Trung Quốc

Kích thước: cao ít nhất từ 71cm

Cân nặng: 64-90kg

Nguồn gốc ngao Tây Tạng

ngao tây tạng

Ngao Tây Tạng hay Ngao Tạng là giống chó ngao được phát hiện tình cờ bởi 2 nhà thám hiểm gia người Ý tại ngôi làng Jhangihe, trên vùng núi cao Himalaya, Tây Tạng. Thời đó, Ngao Tây Tạng được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ cuộc sống và sự an toàn của toàn thể người dân bản địa, kể cả gia súc khỏi những bầy thú hoang dữ tợn như chó sói, hổ, gấu cũng như là loài giữ cửa, canh gác các tu viện tại đây.

Đặc điểm nhận dạng ngao Tây Tạng

ngao tây tạng

  • Là giống chó to lớn, với thân hình đồ sộ: cao ít nhất từ 71cm trở lên, nặng khoảng từ 64-90kg.
  • Cặp chân to cao mạnh mẽ, thân hình hơi dài, cấu trúc xương lớn và nặng
  • Bộ lông có 2 lớp, lớp ngoài mềm và dài, lớp trong bông như len giúp chúng dễ dàng thích nghi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất. Đặc biệt, chó ngao Tây Tạng có phần lông ở cổ trông chẳng khác gì bờm sư tử.
  • Đầu phẳng, không có nếp nhăn. Đuôi ngắn, luôn cuộn cao trên lưng. Thân hình cân đối, đa dạng màu lông như: đen, đen nâu, đen vàng, xám hoặc vàng.
  • Đôi mắt nhỏ, sâu, thường nheo lại. Mũi cao và lỗ mũi to. Mõm rộng, môi trên phủ xuống môi dưới với 2 cặp răng nanh dài. Hai tai hình chữ V, nhỏ, mọc thấp dưới đầu và thường rủ xuống
  • Bản tính hung dữ, lì lợm nhưng rất trung thành, chỉ tuyệt đối nghe lời một chủ
  • Đặc tính trưởng thành rất chậm, con cái phải mất từ 3-4 năm mới bắt đầu chu kì sinh sản, con đực cũng mất từ 3-5 năm để có thể phát dục và bắt đầu có khả năng giao phối.

Đọc thêm: Chó Mặt Xệ – Vật Nuôi Được Yêu Thích Nhất Thế Giới

Chế độ dinh dưỡng cho ngao Tây Tạng

Tùy theo độ tuổi của ngao Tây Tạng mà lựa chọn chế độ chăm sóc riêng phù hợp. Cụ thể:

ngao tây tạng

  • Với ngao Tây Tạng từ 2-4 tháng tuổi: cho ăn nhiều thịt nạc + 1 chén thức ăn khô mỗi ngày; chia thành 3 bữa/ ngày
  • Với ngao Tây Tạng từ 5-10 tháng tuổi: cho ăn nhiều thịt, nội tạng động vật, gan heo, cổ gà, trứng, rau củ, 2 chén thức ăn khô mỗi ngày; chia thành 2 bữa/ ngày. Ngoài ra, nên cho chúng tập gặm xương ống để rèn luyện cơ hàm
  • Với ngao Tây Tạng từ 10 tháng tuổi trở lên: cho ăn thức ăn nhiều chất đạm, canxi, ăn nhiều thịt bò, thịt lợn, các loại xương bò, xương heo, cổ gà, trứng gà sống, trứng vịt lộn,…; chia thành 1-2 bữa/ ngày.
  • Với ngao Tây Tạng từ 1 năm tuổi trở lên: cần cho ăn đủ 1 kg thức ăn mỗi ngày gồm cơm, 3-5g thịt bò tươi hoặc thịt lợn, ½ kg xương, 2-4 chén thức ăn khô, 10 trứng vịt lộn hoặc trứng gà, sữa tươi,…
  • Nước uống: chuẩn bị sẵn để chúng uống ngay khi khát, nước thay 3 lần/ ngày.
  • Lưu ý: hãy cho Ngao Tạng ăn thịt và xương từng khối lớn khi chúng được từ 10 tháng tuổi trở lên giúp kích thích cơ hàm và răng phát triển, khẩu phần ăn tăng dần theo độ tuổi. Không nên cho ngao Tây Tạng ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay đồ ôi thiu; không cho ăn quá no hoặc để quá đói khiến cho bị rối loạn tiêu hóa. Phải cho chó ăn theo giờ giấc quy định, không để sẵn đồ ăn cho chó. Không để chó hoạt động quá sức trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi ăn.

Nuôi ngao Tây Tạng đúng cách

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, muốn nuôi ngao Tây Tạng hiệu quả và hạn chế mất dáng, người nuôi cũng phải lưu ý đảm bảo cách nuôi giống chó này cụ thể như sau:

ngao tây tạng

  • Vì đặc điểm bộ lông rậm, dày và cơ thể có thân nhiệt cao khiến giống chó này rất dễ bị sốc nhiệt khi gặp thời tiết nắng nóng; do đó, cần chuẩn bị một không gian sân vườn rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ để ngao Tây Tạng sinh hoạt và vận động. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý về tính an toàn của việc nuôi nhốt, tránh trường hợp loài chó này xổng ra bên ngoài gây nguy hiểm.
  • Cần đặc biệt lưu ý việc chăm sóc bộ lông cho giống cho ngao này; phải đảm bảo bộ lông luôn khô ráo, chải thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, nhất là vào kì thay lông.
  • Chỉ nên tắm cho chó 1 tuần/ lần hoặc chỉ tắm khi thực sự cần thiết; đồng thời cứ 2-3 tuần/ lần thực hiện kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm như: tai, mắt, răng miệng, bàn chân,…
  • Ngoài ra, người nuôi cũng nên tạo điều kiện để chó ngao được vận động khoảng 20-30 phút/ ngày với các bài tập thể dục đơn giản như đi bộ, chạy bộ, bắt đồ vật, nhảy cao, cắn xé đồ vật cứng.

Ngao Tây Tạng giá bao nhiêu?

Theo tìm hiểu, một con ngao Tây Tạng ở thời hoàn kim trong quá khứ có giá cao không tưởng, khoảng vài tỷ cho đến vài chục tỷ; sau đó ít năm, giá mua có phần giảm nhẹ nhưng cũng vào khoảng vài triệu tệ, tương đương trên dưới 3,5 tỷ VNĐ. Vào cuối năm 2007, những chú chó ngao Tây Tạng xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam và được bán với giá khoảng 150 triệu đồng/ con. Ngày nay, với số tiền khoảng từ 10-20 triệu đồng, bạn có thể sở hữu cho mình một chú ngao Tây Tạng con từ 2-5 tháng tuổi.

Một số thông tin thú vị khác

ngao tây tạng

  • Theo nghiên cứu, ngao Tây Tạng có khả năng là tổ tiên của một số giống Mastiff ngày nay
  • Ngao Tây Tạng là một giống chó cổ xưa, hiện hữu cách đây 5.000 năm và hiện được xem là giống chó có bộ Gen cổ nhất được biết đến trên thế giới.
  • Có một thời điểm, nhiều chuyên gia nghiên cứu khoa học xác định giống chó cổ xưa này đã tuyệt chủng.
  • ….

Đừng bỏ qua: Tìm hiểu về giống chó Poodle và 10+ điều cần biết

Leave a comment