Hiếm thấy những hành động, cử chỉ âu yếm từ các cá thể với nhau nhưng khi có một con đã chết thì khỉ đột sẽ phản ứng như thế này đây. Dưới đây là cái nhìn mới về cách chúng đối diện với cái chết của một cá thể khác từ phía các nhà nghiên cứu.

Có lẽ không quan tâm nhiều đến lý do của con đã chết, cũng không xì xèo bàn tán mà dường như ngay lập tức, đám khỉ đột sẽ lặng lẽ tập trung xung quanh “Người quá cố” nhìn chằm chằm, dùng ngón tay chạm vào cơ thể, cố lay động thi thể để mong được hồi đáp. Những con khỉ đột non còn tinh tế hơn khi đặt một bàn tay lên cơ thể, chải chuốt bộ lông, liếm ngón tay. Tất cả mọi thành viên đều không nghĩ con khỉ đột kia đã chết. Mặc cho “người” nằm đó là bạn hay kẻ thù thì chúng cũng dần thể hiện sự quan tâm nhiều hơn.

Nhà nghiên cứu Linh trưởng Dian Fossey, người đã nghiên cứu khỉ đột hơn 50 năm đã theo dõi con đầu đàn có tên “Chimanuka” (Vườn quốc gia Kahuzi-Biega nằm ở tỉnh Kivu và Maniena phía Đông nước Cộng hòa Dân chủ Congo). Năm 2016, một cảnh tượng kỳ lạ đã diễn ra, “ban đầu chúng tôi cũng không biết nó có ý nghĩa gì?” – Amy Porter, thành viên đoàn nghiên cứu cho biết. Cả nhóm nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó, chúng tinh tế đến lạ thường. Không ồn ào, không “kèn trống”.

Trong cuộc sống thông thường, khỉ đột thường sống theo đàn, mỗi đàn sẽ quản lý một địa phận riêng, thường tránh đụng độ nhau. Nếu như gặp nhau thì đó nhất định phải là một cuộc chiến một mất, một còn. Con đầu đàn sẽ chỉ huy đội quân để tấn công lại đám xâm lược kia, những tiếng hú hét kèm theo đó là sự hung hăng, chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, thành viên trong đàn và khẳng định vị thế của mình.

Thế nhưng sự tĩnh lặng một cách bất ngờ khi phát hiện ra một con khỉ đột nằm bất động lại khiến các nhà nghiên cứu loay hoay đi tìm câu trả lời, đây có phải là cách Khỉ đột cảm nhận về cái chết? Việc khỉ đột phản ứng bằng cách chạm, chọc, liếm và chải chuốt thi thể cũng được Porter và nhóm của cô trình bày trên Tạp chí Khoa học Đời sống và Môi trường ngày 2/4. Việc Khỉ đột phản ứng với cơ thể của một con đã chết làm cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc về hành vi của Linh trưởng, có lẽ còn nhiều điều khác mà các nhà nghiên cứu chưa có cơ hội được chứng kiến. Chúng ta mới chỉ chạm tới giai đoạn đầu để hiểu về cách thực động vật cảm nhận về cái chết của đồng loại mà thôi.

Trong thế giới động vật, chúng ta từng chứng kiến những cá thể voi cũng sẽ đứng tập trung xung quanh thi thể của một chú voi khác, chúng dùng chân, vòi để chạm vào cơ thể thành viên đã khuất. Cá voi mẹ thì manng theo thi thể của con chu du 17 ngày bên ngoài đại dương. Năm 2011, các nhà sinh vật học ở Zambia cũng đã đưa ra một video có nội dung tinh tinh chạm vào, ngửi và quan sát một thành viên trong đàn (cá thể 9 năm tuổi). Chó sói cũng rúc lại gần một cái xác của đồng loại, ngửi và ngủ cạnh thi thể trong vòng 10 ngày.

Có những bằng chứng cụ thể và chắc chắn để khẳng định rằng động vật cũng có những cảm xúc với đồng loại. Vì vậy, Amy Porter và các đồng sự luôn hy vọng vào những gì cô đã quan sát và thu thập được sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ loài Khỉ đột trên toàn thế giới.

Leave a comment