Bọ róm, bọ nẹt… các loài sâu lông đều phát triển từ ấu trùng tới sâu trưởng thành của bướm đêm thuộc họ Erebidae. Sâu lông (hay sâu róm) có mặt ở nhiều loại cây quen thuộc như ổi, chuối, cây bàng… bao quanh là các sợi lông chứa độc, gây ngứa cho nạn nhân vô tình chạm phải. Bạn biết gì về chúng, cùng Thegioidongvat.Co khám phá những thông tin đặc biệt ngay dưới đây.

1. Tất cả các loài bướm đêm đều đẻ trứng


Không phải ngẫu nhiên mà trên một thân cây ổi luôn xuất hiện hàng chục con sâu róm một lúc. Chúng đều là loài động vật thuộc chi Malacosoma (một chi bướm đêm), có 26 loài sâu bướm khác nhau và đặc điểm chung của bướm đêm là đẻ trứng. Một con bướm cái có thể mang theo 150-250 quả trứng cho 1 lần mang thai. Chúng thường chọn những nhánh cây phía Nam để đẻ. Trong 6-8 tuần đầu những con sâu bướm non sẽ nở ra và cùng nhau phát triển.

2. Kén sâu


Trong các loài thuộc chi Malacosoma chỉ có một số loài tạo kén lớn để bảo vệ sâu non khỏi các mối đe dọa. Trước tiên, bướm cái sẽ tìm kiếm các nhánh cây có thể đón ánh nắng sau đó nhả tơ để tạo thành kén. Sau vài tuần phát triển, sâu non cứng cáp và lớn hơn, chiếc kén cũng sẽ rộng ra phù hợp với kích thước của chúng.

3. Sâu róm sống bầy đàn


Sau khi phá kén, các sâu bướm bò ra ngoài để tìm kiếm thêm thức ăn. Trên đường đi chúng sẽ sử dụng các pheromones (dấu hiệu hóa học) để đánh dấu đường đi cho các con non khác. Để không xâm phạm “lãnh địa” của nhau sâu non sẽ không bò vào nhánh cây đã được đánh dấu bởi các con khác. Tuy nhiên, các con sâu bướm “mở đường” sẽ kêu gọi các cá thể khác tới nơi có lượng thức ăn dồi dào hơn bằng loại pheromones thu hút.

4. Sinh tồn trước khí hậu


Khi thời tiết chuyển sang mùa xuân nhiệt độ dao động trong ngày khá cao nên sâu bướm sẽ chọn cách bò tới cạnh nhau để giữ nhiệt độ. Giống các loài động vật khác, chúng sẽ ở sát nhau để tránh gió. Nếu nhiệt độ quá lạnh, sâu bướm tạo kén ở một nơi kín gió để giữ ấm cho bản thân.

5. Sự nguy hiểm của sâu bướm với động vật


Mùa xuân – mùa sinh sản của sâu róm, đây cũng là nỗi ác mộng với các trang trại nuôi ngựa tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngựa thả rông sẽ vô tình ăn phải sâu bướm, các sợi lông nhỏ chứa độc của chúng sẽ đâm vào thành ruột của ngựa, ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, nặng hơn có thể dẫn tới sảy thai với ngựa cái. Tại Kentucky, Mỹ một chủ trang trại nuôi ngựa đã mất tới 1/3 số ngựa con tương lai, khi ngựa mẹ ăn phải sâu bướm.

6. Sự nguy hiểm của sâu bướm tới thực vật


Sự gia tăng các loài sâu bướm sẽ gây hại cho cây trồng. Chu kỳ khoảng 9-16 năm một lần, các loài sâu bướm sẽ đạt đỉnh của quá trình sinh sản. Đây cũng là thời điểm hoa màu, cây trồng, các loài thực vật bị tàn phá ghê gớm. May mắn là một năm sau đó, quy luật tự nhiên kiến loài sâu bướm giảm số lượng cá thể giúp cân bằng tự nhiên.

Leave a comment