Ornithomimus – loài khủng long có một không hai, bề ngoài trông không khác gì một loài đà điểu nhưng lại sống tại khu vực Bắc Mỹ thuộc Kỷ Creta (kỷ Phấn Trắng). Tiếp tục series về các loài khủng long đặc biệt, Thegioidongvat.Co xin giới thiệu các bạn một số thông tin thú vị về loài khủng long Ornithomimus.
Đặc tính – Đặc điểm
Nếu không quá cứng nhắc, khi nhìn bức hình được phục chế về loài Ornithomimus bạn sẽ phải công nhận chúng rất giống loài đà điểu hiện đại. Sở hữu đầu nhỏ, không răng, chi trước ngắn, chi sau cực dài, có thể đạt cân nặng khoảng 135 kg. Tên của chúng trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “loài chim Sao y bản chính“, để ám chỉ mối quan hệ giữa Ornithomimus và các loài chim nhưng trên thực tế chúng không liên quan tới nhau.
Ornithomimus không chỉ giống đà điểu ở ngoại hình mà chúng còn có hành vi tương tự như loài này, chúng có thể đạt tốc độ chạy duy trì ở khoảng 45km/h. Ornithomimus ăn thực vật. Chúng sở hữu đôi chân dài cùng cơ bắp mạnh mẽ vì vậy dễ dàng có được tốc độ chạy nhanh để thoát khỏi kẻ thù hoặc các loài săn mồi khác.
Ornithomimus có hộp sọ nhỏ vì vậy não bộ cũng không lớn. Tuy nhiên, xét về kích thước tổng thể, chúng đã ở mức trung bình bởi để duy trì sự cân bằng trong quá trình chạy ở tốc độ cao, Ornithomimus cần não bộ xử lý tương tối nhanh, ngoài ra chũng cũng sở hữu thị giác tốt cùng thính giác và khả năng ngửi mùi tương đối tốt.
Nguồn gốc – Phân loại
Khám phá thêm: Dimetrodon – loài động vật dễ bị nhầm lẫn với Khủng long nhất thế giới
Đặc điểm nhận dạng
Xương và hóa thạch của Ornithomimus được tìm thấy và khai quật bởi rất nhiều nhà khảo cổ nhưng tới năm 1890, khi nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Othniel C. Marsh tìm ra, ông đã vinh dự được đặt tên cho chúng. Sau đó, toàn bộ hóa thạch của Ornithomimus được chuyển đến đại học Yale để tiện cho việc nghiên cứu của ông.
Do được phát hiện sớm nên Ornithomimus được đứng đầu trong Wastebasket Taxon (thuật ngữ chỉ vòng tròn phân loại động vật). Tức là bất kỳ con khủng long nào trông giống Ornithomimus đều nằm trong chi của nó.
Mặc dù có nhiều loài khác nhau trong cùng một chi nhưng Ornithomimus vẫn bị cho là giống một loài khủng long khác là Struthiomimus, bởi kích thước giống hệt nhau, cùng sống trong khu vực Bắc Mỹ khoảng 75 triệu năm TCN, tuy nhiên chi trước dài hơn, ngón chân thuộc chi trước cũng có khả năng bám víu, cầm nắm.
Các nhà khoa học không rõ liệu Ornithomimus có được bao phủ bởi một lớp lông vũ hay không bởi các hóa thạch không thể lưu lại điều đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng Ornithomimus có lông vũ ở chi trước, giống như nhiều loài chim hiện đại, việc trang bị lông vũ sẽ giúp Ornithomimus phân loại giới tính, gây chú ý với “bạn tình” trong mùa giao phối. Tất nhiên chúng không thể bay bởi cân nặng hơn 100 kg.
Một trong những điều bí ẩn nhất là thức ăn của Ornithomimus, với việc sở hữu hàm nhỏ, không răng, các ngón ở chi trước khá dài, điều này khiến các nhà cổ sinh vật học đưa ra nhiều giả thiết khác nhau như ăn các loài động vật nhỏ (đặc biệt là các loài khủng long chân thú ở thời điểm này). Tuy nhiên, việc chúng ăn thực vật và dùng chi trước để với, đào bới, cầm nắm là khả dĩ hơn cả.
Cùng tìm hiểu: Sự thật về chú Khủng Long Đầu Tiên trên thế giới