• Tên thường gọi: Rắn hổ mang
  • Tên khoa học: Cannibal Cobras
  • Loài: Bò sát
  • Kích thước: chiều dài có thể lên đến 3,1 m

Người ta thường nói rằng chúng sống trong một thế giới mà các loài rắn ăn thịt lẫn nhau. Chúng không chỉ là loài duy nhất ăn thịt đồng loại của mình trong vương quốc động vật rộng lớn này. Nhưng trong thế giới của chúng, thì việc này được coi là một ngoại lệ, rắn khi đói đa phần sẽ đi tìm kiếm con mồi, ngoại trừ những thời điểm cực kỳ khan hiếm thức ăn.

Tuy nhiên, giả thiết đó dường như đang sụp đổ vì một nghiên cứu được thực hiện đã tìm thấy bằng chứng cho việc ăn thịt đồng loại ở rắn. Trong một bài báo mới, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loài rắn khét tiếng nhất trên Trái đất như rắn hổ mang thường xuyên có hành vi ăn thịt đồng loại của chúng.

Khi nhà nghiên cứu bò sát Bryan Maritz nghe được thông tin từ đài radio về việc “2 con rắn lớn màu vàng đang đánh nhau” thì ông vội vàng lên đường. Cùng với Maritz, một nhà nghiên cứu của Đại học Western Cape ở Nam Phi, đã xuất hiện ở sa mạc Kalahari để tìm kiếm rắn hổ mang (Naja nivea) và rắn ráo (Dispholidus typus) phục vụ cho mục đích nghiên cứu của ông.

Khi ông và các đồng nghiệp của mình tìm thấy những con rắn sau 15 phút thì bắt gặp cảnh tượng con rắn lớn hơn đang hạ gục đối thủ nhỏ hơn nó. Thay vì bắt được cả hai đối tượng về nghiên cứu thì khi tới nơi, họ chỉ thấy một cá thể duy nhất. Maritz và cộng sự của ông đã giải thích trong bài báo của họ được công bố trong tuần trên tạp chí Ecology. Con rắn xuất hiện trên radio có biệt danh là Hannibal.

Rắn hổ mang chúa là một loài thú ăn thịt nói chung mà chúng không có thể hiện bất kỳ cảm xúc nào nào khi ăn thịt đồng loại của mình, kể cả những con đã chết. Thật vậy, nhiều loài rắn sẽ tìm cơ hội để săn những con rắn nhỏ hơn, và một trong số chúng như rắn hổ mang chúa khét tiếng (Ophiophagus hannah) đã biến rắn trở thành món ăn chính trong chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, phần lớn người ta tin rằng rắn thường là con mồi của những loài động vật khác chứ không phải là con mồi của rắn hổ mang. Vì vậy, khi bắt gặp hình được cho là không phổ biến này khiến Maritz tự hỏi, liệu rốt cuộc thực tế có hiếm đến thế không.

Maritz và các đồng nghiệp ngay lập tức đã tìm hiểu các tài liệu khoa học và các báo cáo về loài rắn ăn thịt – có tên khoa học gọi là Ophiophagy – một trong sáu loài rắn hổ mang sống ở miền nam châu Phi. Không chỉ vậy, họ còn lật lại những báo cáo được thực hiện bởi người dân địa phương ở một nhóm trên Facebook.

“Chúng tôi biết rằng chúng đã ăn rắn”, Maritz nói. “Điều chúng tôi không biết là rắn đã trở thành khẩu phần chính trong chế độ ăn uống của chúng”. Khoảng 14-43% chế độ ăn của rắn hổ mang lại chính là đồng loại của mình. Rắn hổ mang rõ ràng đặc biệt thích các chất nền của đồng loại (Bitis arietans) và rắn vipe châu Phi được coi là con mồi chủ yếu của chúng.

Trong số các vụ đã được tìm thấy ở rắn hổ mang, báo cáo sau đó đều chỉ ra là một con đực ăn thịt một con đực khác. Điều đó có thể được giải thích thông qua việc chúng chiến đấu để tranh giành lãnh thổ hoặc giao phối.

“Mối liên hệ trong cuộc chiến giữa hai con đực và thói quen ăn thịt đồng loại thật sự rất mơ hồ”, theo Maritz. Phải thừa nhận rằng, dữ liệu này cực kỳ nhỏ, vì vậy nó cũng có thể xảy ra ở con cái. Tuy nhiên họ vẫn không tìm thấy bất kỳ trường hợp nào tương tự như vậy.

Hành vi độc đáo này cũng đã gây tò mò cho William Hayes, một chuyên gia về rắn cũng là một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Loma Linda ở Canifornia, người ta nói rằng ông thấy nghiên cứu này rất hấp dẫn.

Ông cho rằng: “Chúng tôi có thể bị cám dỗ và cho rằng những ảnh hưởng của Ophiophagy trong nhóm này là khá nhỏ, các sự kiện diễn ra tương đối ít nhưng đôi khi lại có ý nghĩa sâu sắc”. Việc ăn thịt đồng loại quả thực mà nói lại có ý nghĩa khác nhau trong việc đảm bảo khả năng sống sót hoặc giao phối.

Mặc dù vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những con rắn này có cơ hội ăn  một con rắn nhỏ hơn mà chúng bắt gặp hoặc thậm chí đánh bại trong trận đấu, theo Kate Jackson, một nhà nghiên cứu sinh học của Đại học Whitman ở Washington, người không tham gia vào cuộc nghiên cứu cho biết. Nếu bạn dài và có thân hình thon dài thì món ăn vừa miệng bạn nhất là một thứ gì đó có hình dáng tương tự.

Jackson – người đã nghiên cứu cơ chế săn mồi của rắn – nói rằng, cô ấy rất vui mừng khi thấy công việc nghiên cứu này được tiến hành. “Có quá nhiều thông tin về chế độ ăn của rắn trong tự nhiên nhưng chỉ dựa trên danh sách các con mồi thu được từ thực địa”, chứ không phải là những nghiên cứu, cô nói.

Jaskson khá lưu ý nghiên cứu đặc biệt này vì những ảnh hưởng của rắn hổ mang đối với con người. Rắn hổ mang là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất ở châu Phi vì có nọc độc cực độc. Tuy nhiên tỷ lệ các loại độc tố trong những nọc độc đó cũng khác nhau tùy theo khẩu phần ăn của rắn. Vì vậy, nếu chế độ ăn của những loài này khác nhau ở những khu vực khác nhau thì bản thân rắn cũng có thể sở hữu lượng độc tố khác nhau, điều đó đồng nghĩa với việc một chất chống độc chỉ hiệu quả ở vùng này nhưng lạ mất đi tác dụng ở vùng khác.

Bài viết đã cho thấy chế độ ăn của rắn đóng vai trò lớn trong việc xác định cấu trúc, loài và kích cỡ của chúng ở một khu vực nhất định.

Leave a comment