Sao biển đuôi rắn, sao biển giòn có danh pháp khoa học là Ophiuroidea là một loài da gai, cùng họ với sao biển, nhím biển, dưa chuột biển… So với Sao biển nói chung, phần các chi và thân của chúng có sự khác biệt rõ ràng, phần chi linh hoạt giúp chúng có thể tiến hoặc lùi một cách dễ dàng. Chúng sống ở tất cả các đại dương trên thế giới, có thể tìm ở mọi môi trường biển từ cực tới vùng biển nhiệt đới.

Thông tin cơ bản về Sao biển đuôi rắn
Tên khoa học
: Ophiurida
Tên thường gọi: Sao biển đuôi rắn/ Sao biển giòn
Ngành: Động vật da gai
Lớp: Đuôi rắn
Kích thước: phần thân giữa có đường kính 0,25-7cm; chiều dài các chi từ 0,75-17cm
Trọng lượng: 0,28-6gram
Tuổi thọ trung bình: 5 năm
Chế độ ăn: Ăn thịt, ăn tạp
Môi trường sống: Tất cả các đại dương
Số lượng: Chưa rõ
Tình trạng bảo tồn: Không nằm trong Sách Đỏ

Đặc điểm của Sao biển đuôi rắn

Sao biển đuôi rắn được tạo thành từ một phần thân hình tròn với 5-6 chi vươn dài và mảnh. Chúng có chân ở mặt dưới giống Sao biển nhưng không có xúc tu hay màng bám, chúng giữ nhiệm vụ kiếm ăn và như tiếp xúc với bề mặt. Giống những loài động vật khác, Sao biển đuôi rắn có hệ thống mạch máu sử dụng nước để kiểm soát quá trình vận động, hô hấp, vận chuyển thức ăn và chất thải. Phần miệng ở mặt dưới phần thân giúp kiểm soát lượng nước ra, vào cơ thể. Mặc dù không có não và mắt nhưng chúng vẫn có đầy đủ bộ phận sinh dục, cơ bắp…

Các chi vươn dài của Sao biển đuôi rắn được hỗ trợ bởi các đốt sống cấu tạo từ Canxi cacbotnat. Phần này hoạt động giống như phần khớp, giúp mang lại sự chắc chắn và linh hoạt của chi. Chúng được nối với nhau bởi một loại mô liên kết (Collagen đột biến) và nằm dưới sự điều khiển của hệ thống mạch máu. Vì vậy, không xù xì, cứng nhắc đám Sao biển, nên Sao biển đuôi rắn có thể di chuyển tương đối linh hoạt, với vận tốc nhanh và khả năng luồn lách vào san hô.

Môi trường sống và phạm vi của Sao biển đuôi rắn

Sao biển giòn xuất hiện ở hầu khắp các đại dương trên thế giới, từ vùng biển sâu tới các bờ biển trải dài. Chúng có thể sống được ở vùng nước lợ, ôn đới và biển nhiệt đới. Khu vực xuất hiện đa dạng nhất là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với số lượng 825 loài ở mọi độ sâu, trong khi đó ở Bắc Cực là 73 loài. Ở một số khu vực đặc biệt, chúng còn tập trung tới hàng triệu con, chen chúc nhau sống như ngoài khơi Nam Cực.

Chế độ ăn của Sao biển đuôi rắn

Sao biển đuôi rắn thường ăn các sinh vật phù du, động vật thân mềm cỡ nhỏ, thậm chí cả cá. Chúng sẽ tung tẩy một chi lên để dụ con mồi sau đó sẽ bắt bằng cách cuốn chặt chúng lại rồi ăn thịt. Nhiều trường hợp ghi nhận, những tên Da gai này còn sử dụng cách tương tự để bắt những hạt thức ăn trôi nổi trong lòng đại dương, tảo… Chúng sẽ dùng chân đưa thức ăn tới phần miệng, từ đó chúng sẽ được vận chuyển tới thực quản và dạ dày, tại đây chúng sẽ được tiêu hoá và thải những chất thừa lại qua phần miệng.

Hành vi sống của Sao biển đuôi rắn

Khi bị đe doạ hoặc tấn công, đám Sao biển giòn này có cơ chế tự cắt bỏ một chi giống như đuôi thằn lằn. Lúc này, hệ thống thần kinh sẽ ra nhiệm vụ cho các mô collagen, nơi chứa các liên kết có thể tách rời ra. Sau đó từ vài tuần tới vài tháng, vết thương sẽ lành lại và mọc ra một chi mới. Đám Sao biển đuôi rắn không thể di chuyển bằng chân ống giống như Sao biển thông thường và Nhím biển nhưng chúng có thể uốn éo các chi một cách linh hoạt. Khi di chuyển về phía trước, các chi sẽ tạo thành chuyển động dạng “mái chèo”.

Sinh sản của Sao biển đuôi rắn

Không thể phân biệt rõ giới tính của một con Sao biển dạng này nếu chỉ nhìn bên ngoài mà chúng ta phải nhìn vào phần thân. Một số loài trong Lớp này còn sinh sản hữu tính bằng cách thả trứng và tinh trùng vào nước. Chúng kết hợp với nhau và lắng xuống đáy biển, sinh trưởng thành một con Sao biển mới. Một số khác như loài Amphipholis squamata sẽ chọn cách ấp trứng non. Trứng được giữ ở các gốc của chi, sau đó được thụ tinh. Phần phôi phát triển bên trong các túi trứng này và tạo thành con non. Số ít khác lại sinh sản vô tính thông qua quá trình phân hạch. Một cá thể trưởng thành sẽ chia đôi phần thân sau đó phát triển thành hai cá thể Sao biển riêng biệt. Những con đạt độ chín về mặt tình dục thường ở khoảng 2 tuổi và trưởng thành sau 3-4 tuổi.

Tình trạng bảo tồn

Sao biển đuôi rắn có tới trên 2,000 loài khác nhau tuy nhiên Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc Tế (IUCN) không liệt kê bất kỳ loài nào trong lớp này vào danh sách bị đe doạ. Mặc dù môi trường sống của chúng đang dần bị thu hẹp do hoạt động khai thác san hô, ô nhiễm nguồn nước.

Leave a comment