• Đây là phân loài Hổ duy nhất trong số 5 phân loài Hổ còn sót lại sinh sống trong môi trường băng giá. Nhiều người nghĩ rằng Hổ trắng là Hổ Siberian nhưng thực chất chỉ có Hổ Bengal tại Ấn Độ mới có sự đột biến gene màu lông như vậy ( cũng tương tự Sư Tử trắng chỉ có những con Sư Tử Nam Phi mới đột biến gene màu lông còn các phân loại khác thì không ).
  • Hổ Siberi từng sinh sống dọc theo các khu rừng taiga của Nga chạy men theo những dãy núi tại Triều Tiên và tới vùng Mãn Châu Trung Quốc. Nhưng vì bộ lông giá trị cùng cặp nanh vuốt dài nhất họ nhà Mèo có giá trị vô cùng lẫn với xương Hổ có tác dụng tuyệt vời trong Đông Y cũng như việc môi trường sống – con mồi suy giảm đã đẩy Hổ Siberi vào con đường gần như tuyệt chủng. May thay con người đã ý thức việc bảo vệ giống loài Hổ đặc biệt này nên giờ đây số lượng đã tăng lên dần. Tuy nhiên,việc 1 con Hổ đực gặp được 1 con Hổ cái rất khó vì chúng có lãnh thổ cực rộng lớn nên việc gia tăng số lượng Hổ ngoài tự nhiên không tăng nhanh lắm
  • Bên ngoài tự nhiên Hổ Siberi thường nặng khoảng 220kg – 320kg ở con Đực và 180kg – 220kg ở con cái. Tuy nhiên,có những cá thể Hổ phát triển cực đại to hơn những anh em đồng loại có thể đạt trọng lượng 360kg. Hổ Siberian và Hổ Bengal là 2 phân loài Hổ to lớn nhất nhưng theo những nhà khoa học gần đây thì những con Hổ bengal có kích thước lớn hơn những con Hổ Siberian đương đại. Có thể yếu tố môi trường và nguồn thức ăn bị thu hẹp lại hơn so với xưa nên những con Hổ Siberi bị thu giảm trọng lượng.
  • Hổ Siberi có đôi chân to khoẻ để chạy trên tuyết tốt nhất. Chúng cũng có 1 bộ lông dày để chống lại cái lạnh âm hàng chục độ ở Nga. Cái đuôi to khoẻ giúp chúng giữ thăng bằng khi chạy. Hổ Siberi có tốc độ khoảng 45-50km/h.
    Chúng chủ yếu áp sát gần rồi tấn công thay vì tốn sức đuổi bắt. Hổ Siberi thường săn Lợn rừng và Hươu Nai là chủ yếu. Chúng đôi khi cũng săn những con thú nuôi như Bò,Dê,Ngựa,Chó khi có cơ hội. Và Hổ Siberi khá thích tấn công ăn thịt Gấu Nâu và Gấu Ngựa . Trong đó, Gấu nâu chiếm 1,4% khẩu phần ăn 1 năm của Hổ.
  • Tuy là săn Gấu nhưng cũng có rất nhiều trường hợp Gấu nâu giết hổ,đặc biệt là Hổ cái nhiều hơn nhưng Hổ đực trưởng thành cũng không phải ngoại lệ. Rất nhiều báo cáo ghi lại Gấu nâu đã tranh giành con mồi và giết những con Hổ chống lại và thành miếng mồi cho Gấu. 2 con thú đứng đầu chuỗi thức ăn đấu đá liên tục. Tuy nhiên,phần thắng vẫn nhỉnh về phía Hổ hơn. Hổ Siberi cũng là nguyên nhân của việc suy giảm số lượng Chó sói. Những con Sói có thể không sợ hoặc bắt nạt lại Gấu nhưng chúng tuyệt đối sợ những con Hổ. Những nơi có Hổ sinh sống tuyệt nhiên không có bóng dáng của Sói hoặc chúng sống đơn lẻ hay thành vài nhóm nhỏ. Những người dân bản địa nói rằng họ không thấy 1 con Sói nào cho tới khi số lượng Hổ suy giảm. Hổ không coi sói như con mồi và chỉ xua đuổi nếu cảm thấy Sói muốn ăn cắp con mồi của nó.

Chia sẻ: Tiến Đạt (Group Khám phá thế giới động vật)

Leave a comment