Loài Sứa nói chung được biết đến với cách sống trôi dạt theo dòng chảy của đại dương – nhưng không phải tất cả chúng đều thụ động như vậy. Sứa Vàng – loài sứa đặc biệt của họ nhà Sứa là minh chứng tiêu biểu cho việc tiến hóa để sinh tồn. Chúng tập hợp lại thành những bầy có số lượng lên tới hàng triệu con và dành phần lớn cuộc đời mình để di chuyển trong cuộc di cư hàng ngày theo sự thay đổi của ánh sáng mặt trời.

Tên thường gọi: Sứa vàng
Tên khoa học: Mastigias papua etpisoni
Loài:Động vật không xương sống
Kích thước: lên đến 5,5 inch (gần 14 cm)
Số lượng hiện tại: Không rõ
Tình trạng trong Sách Đỏ: Không được đánh giá (Not Evaluated)

Cuộc di cư lúc bình minh

Trước lúc mặt trời mọc, những con Sứa Vàng sẽ tập hợp lại thành đàn bên phía Tây của hồ rồi bắt đầu di chuyển vào khoảng 6 giờ sáng. Và đến khi bình minh hé rạng ở phía Đông, chúng bắt đầu bơi theo ánh sáng trên bầu trời. Những con Sứa Vàng sử dụng chiếc chuông của mình để bơm nước và đẩy cơ thể di chuyển xung quanh hồ. Sau khi đến được bờ phía Đông, chúng sẽ ở lại đó để hấp thụ ánh sáng và chỉ dừng lại ở những nơi có bóng cây bên cạnh hồ.

Đọc thêm: Sứa Hộp – Một Trong Những Loài Độc Nhất Thế Giới

Sự phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời luôn tràn ngập ở hòn đảo xa xôi xinh đẹp thuộc Thái Bình Dương này – đây thực sự là một lợi thế bởi những con sứa vàng này không chỉ thích “tắm nắng” mà chúng còn cần ánh sáng để tồn tại. Ánh sáng mặt trời giúp nuôi dưỡng các chất thiết yếu cho tảo zooxanthellae – một loài sinh vật sống cộng sinh với Sứa Vàng để chúng có thể cung cấp năng lượng cho vật chủ bằng sự quang hợp của mình.

Cuộc di cư lúc hoàng hôn

Sứa vàng sẽ tập trung nghỉ ngơi ở phía Đông của hồ vào giữa trưa khi ánh sáng mặt trời mạnh nhất. Nhưng đến mỗi buổi chiều khi ánh nắng bắt đều yếu dần và mặt trời chuẩn bị lặn, những con sứa vàng lại tiếp tục bơi ngược lại về bờ phía Tây của hồ và chờ đợi đến bình minh tiếp theo của ngày hôm sau.

Kiểu di cư đặc biệt này là một hệ quả tất yếu của quá trình sinh tồn: Sứa vàng vừa hấp thụ ánh sáng vừa có thể tránh việc bị va chạm với thành hồ nơi cò chân ngỗng (hải quỳ) – kẻ thù của chúng sinh sống.

Đừng bỏ qua thông tin: Sứa Chiến Binh và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Tác động đến hệ sinh thái

Hồ sứa tại Paula từng có một cửa sông đổ ra biển nhưng lâu ngày dần bị cô lập và không còn liên kết với đại dương, vì vậy cuộc di cư của Sứa Vàng rất có ích cho hồ nước. Trong quá trình bơi qua bơi lại, chúng sẽ hòa trộn nước, các chất dinh dưỡng và các sinh vật nhỏ để hình thành nên chuỗi thức ăn.

Một số thông tin thú vị về Sứa Vàng có thể bạn không biết:

• Vết cắn của Sứa Vàng rất nhẹ và thường không đáng kể.
• Sứa Vàng không có não, hệ thống thần kinh trung tâm, mắt và cả hệ thống tiêu hóa.
• Những tế bào trên xúc tu của loài sứa – dù chúng còn sống hay đã chết, đều chứa nọc độc khi chạm vào.

Album Ảnh

[smartslider3 slider=77]

Video

Leave a comment