Nhiều năm nay, lấy lý do phục vụ cho nghiên cứu khoa học, Nhật Bản đã giết tới hàng trăm con cá voi Sei mỗi năm. Mới đây, nước này đưa ra thông báo rằng sẽ cấm việc săn bắt cá voi Sei trên biển. Lý do ở đây là gì, chúng ta sẽ cùng Thegioidongvat.co tìm hiểu ngay nhé!

Hiệp ước chống buôn bán động vật hoang dã toàn cầu đang được đưa vào thử nghiệm tại Nhật Bản và các quốc gia khác.

Nếu như Nhật Bản không ngừng hành vi săn bắt và giết mổ cá voi Sei tại vùng biển Bắc Thái Bình Dương và tuân thủ hiệp ước quốc tế , nước này sẽ phải chịu sự trừng phạt nặng nề“. Thông cáo quan trọng này được đưa ra vào tháng 10 năm 2018, tại cuộc họp ở Sochi, Nga, bởi hội đồng xử lý các vấn đề thực thi liên quan tới buôn bán động vật hoang dã đối với 183 nước thành viên của Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Hội đồng còn khẳng định rằng nếu như Nhật Bản không tuân thủ quy định hoặc đi trái với hiệp ước, nước này sẽ bị đóng cửa khỏi việc trao đổi, buôn bán động vật hoang dã.

Nếu điều đó xảy ra, 182 bên tham gia hiệp ước sẽ không được công nhận bất kỳ giấy tờ xuất khẩu nào của Nhật Bản, ngăn nước này tham gia thị trường buôn bán hàng chục ngàn loài động vật do CITES quản lý. Đây là hình phạt nặng nhất trong hiệp ước được đưa ra.

Hiện tại, Công ước CITES đã thực hiện lệnh trừng phạt này đối với 27 quốc gia, những nước này sẽ bị cấm buôn bán tất cả các loài được liệt kê trong hiệp ước hoặc cấm buôn bán động vật, thực vật cụ thể. Nhật Bản sẽ là nước thứ 28 nếu như bị xử phạt.

Cứ ba năm, CITES sẽ tổ chức một cuộc họp lớn bao gồm tất cả các nước thành viên. Cuộc họp năm 2019 bắt đầu vào ngày 17 tháng 8 tại Geneva, Thụy Sĩ và sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng 8 sau khi các thành viên hoàn thành việc xem xét các vấn đề cấp bách như: Làm thế nào để bảo vệ động vật lưỡng cư và bò sát khỏi việc bị buôn bán như “thú chơi lạ” hay nạn buôn bán voi châu Phi. Thảo luận về việc Nhật Bản ngừng săn bắt cá voi Sei cũng nằm trong chương trình nghị sự của Công ước này.

Cá voi Sei là một trong những loài có tốc độ nhanh nhất thuộc bộ cá voi. Chúng có thể đạt tốc độ hơn 48km/h và sống tới 70 năm. Loài này cũng đang nằm trong nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy, theo hiệp ước CITES, bất kỳ hoạt động trao đổi hàng hóa nào đối với cá voi Sei đều bị cấm. Tuy nhiên, việc dùng cá voi Sei để nghiên cứu khoa học lại không bị ảnh hưởng vì không nằm trong hiệp định này.

Erica Lyman, giáo sư luật động vật hoang dã quốc tế tại Trường Luật Lewis & Clark ở Portland, Oregon cho biết: “Công ước CITES chỉ quy định điều luật về thương mại mà chẳng hề để ý rằng, hàng năm, không biết bao nhiêu cá thể đã bị giết hại chỉ với cái “cớ” là “nghiên cứu khoa học“, ông cũng chia sẻ thêm: “Họ chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng các loài động vật chứ không quan tâm đến lý do chúng bị giết !”

Nhật Bản từ lâu đã tuyên bố rằng họ giết khoảng một trăm con cá voi Sei mỗi năm để dành phục vụ cho khoa học. Phần thịt cá voi còn sót lại được bán để tài trợ cho các quỹ khiếu học. Nhưng Ủy ban Thường vụ CITES, hội đồng được giao nhiệm vụ giám sát các vấn đề tuân thủ, lại đưa ra một kết luận khác rằng Nhật Bản chủ yếu bán thịt cá voi Sei cho thương mại và buộc nước này phải dừng hành vi săn bắt của mình.

Đòn đe dọa này thực sự có hiệu lực vào đầu năm 2019, sau nhiều năm nhận khiếu nại từ các nhóm bảo vệ động vật và thành viên của Công ước CITES, Nhật Bản cuối cùng cho biết họ đã ngừng các cuộc săn bắt cá voi trên biển và sẽ không cấp giấy phép buôn bán loài này theo yêu cầu của CITES.

“Tôi nghĩ chính sách này có hiệu quả”

Các âm mưu xung quanh việc săn bắt cá voi Sei cũng tiết lộ nhiều về CITES. “Mục tiêu của hiệp định luôn là giải quyết các vấn đề một cách ổn thỏa và đặt vấn đề với một bên trước” , theo ông John Scanlon, người từng giữ chức tổng thư ký của CITES từ năm 2010 đến 2018. Nhưng “sau đó, bạn sẽ phải thực hiện nhiều bước khác nhau để thuyết phục bên đó tuân thủ hiệp định“. Biện pháp cực đoan nhất là trừng phạt.

Tôi nghĩ chính sách này  có hiệu quả” – theo ông Ivonne Higuero, tổng thư ký hiện tại nói. “Tôi nghĩ nhiều năm nay, CITES đã được biết đến với chính sách “cà rốt và gậy“. Trong đó, chúng tôi dùng “cà rốt” dể thay đổi, giúp các bên xây dựng năng lực cần thiết và làm tiền đề thảo luận về những  mối đe dọa có thể xảy ra”.

Khi hiệp ước CITES được ban hành lần đầu tiên vào năm 1975, những người soạn thảo đã không bao gồm bất kỳ điều khoản nào cho những nước không tuân thủ. Sau cùng, đây là một hiệp ước tự nguyện và mọi quốc gia có thể rút khỏi hiệp ước bất cứ lúc nào. Hoa Kỳ là một ví dụ khi đã tuyên bố rút khỏi hiệp ước khí hậu Paris vào năm 2017.

Cuối năm ngoái, Nhật Bản đã rút khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế – cơ quan chịu trách nghiệm thiết lập giới hạn đánh bắt theo loài ở mọi địa điểm với mục tiêu bảo tồn cá voi thế giới. Nhật Bản hiện đang công khai săn bắt cá voi mũi nhọn ở vùng biển ven bờ để phục vụ mục đích thương mại và tiêu thụ trong nước – việc mà tổ chức này cấm.

Dù có tham gia vào Ủy ban Cá voi Quốc tế hay không, Nhật Bản đều bị cấm săn bắt cá voi Sei ở Bắc Thái Bình Dương, khu vực cách xa bờ Nhật Bản. “Do Công ước CITES quy định rằng tất cả những hành vi đánh bắt những loài cá đang được bảo vệ từ khoảng cách 200 dặm trở lên tính từ bờ biển của một quốc gia sẽ chịu sự giám sát của hiệp định này, bao gồm cả việc giao bán thương mại trong nước” – Susan Lieberman, phó chủ tịch của chính sách quốc tế cho Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã New York giải thích. Vì vậy, Nhật Bản đã thiết lập một hạn nghạch săn bắt cá voi Sei từ ngày 25 đến tháng 7 năm 2020 và thông báo rằng họ sẽ chỉ đánh bắt loài này ở vùng nước ven biển

Lệnh trừng phạt của Công ước

Scanlon, hiện là đặc phái viên của Công viên châu Phi – một tổ chức phi lợi nhuận nhằm bảo tồn và quản lý các công viên quốc gia cùng các khu vực được bảo vệ trên khắp châu Phi, nói rằng: “Trong vài thập kỷ qua, các biện pháp trừng phạt theo Công ước CITES đã được sử dụng hơn một trăm lần, ngay cả khi hình phạt chưa được chính thức hóa thành một phần của hiệp ước cho đến năm 2007”

Các lệnh trừng phạt có thể liên quan đến việc cấm một quốc gia buôn bán các loài cụ thể. Hoặc trong những trường hợp cực đoan nhất, chẳng hạn như khi Nhật Bản không tuân thủ quy định đánh bắt cá voi Nhật Bản, các lô hàng vận chuyển của tất cả các loài được liệt kê trong CITES (bao gồm cả những loài dành cho nghiên cứu khoa học, trưng bày bảo tàng) có thể bị cấm ngay lập tức.

Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Vào giữa những năm 1980, sau khi trình lên những bản báo cáo giả, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã bỏ qua lệnh cấm của CITES và tiếp tục buôn bán ngà voi, sừng tê giác và da rắn – các sản phẩm CITES áp đặt lệnh cấm thương mại. Nước này sau đó rút khỏi hiệp ước vào năm 1988.

UAE gia nhập lại Công ước CITES năm 1990 và lệnh cấm được dỡ bỏ. CITES áp đặt một loạt hành động đình chỉ thương mại khác vào năm 2001, khi UAE một lần nữa bị phát hiện không tuân thủ lệnh cấm (Các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ vào năm sau đó  khi UAE được xác định rằng đã thực thi hiệp ước một lần nữa.)

Thái Lan: Đóng cửa buôn bán ngà voi

Các nhóm bảo tồn thường hướng đến Thái Lan như một ví dụ cho câu chuyện đình chỉ thương mại của mình. Thái Lan từng là nước hợp pháp hóa hành vi buôn bán ngà voi cho tới năm 2013,  khi các thành viên của CITES đe dọa lệnh trừng phạt đối với Thái Lan, nói rằng trừ khi nước này đóng cửa buôn bán ngà voi bất hợp pháp, nếu không họ sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt đối với tất cả các loài được liệt kê trong CITES. Hình phạt này sẽ là một cú đánh lớn với thương mại nước này vì phong lan – loài cây được liệt kê trong CITES, chính là ngành buôn bán mang lại doanh thu hàng chục triệu đô la cho nhiều đại lý ở Thái Lan.

Vì vậy, để duy trì mối quan hệ hòa hoãn với CITES và tiếp tục buôn bán hoa lan, Thái Lan đã đưa ra một kế hoạch mang tính quốc gia đó là: thay đổi luật bảo vệ voi và cơ cấu các hình phạt nghiêm khắc đối với tất cả các hoạt động buôn bán ngà voi bất hợp pháp. Sau đó, báo cáo thực hiện bởi nhóm giám sát động vật hoang dã Traffic đã cho thấy rằng doanh số bán ngà voi ở Bangkok thực sự đã giảm tới 96% trong giai đoạn 2014-2016

Lệnh trừng phạt chính là nòng cốt của CITES. Chẳng có quá trình nào là hoàn hảo, nhưng nếu như không có năng lực áp đặt lệnh trừng phạt, CITES chằng khác một chú hổ giấy” – Rosalind Reeve, một luật sư môi trường tư vấn cho CITES đến từ Fondation Franz Weber –  nhóm bảo vệ động vật có trụ sở tại Bern, Thụy Sĩ, ủng hộ lệnh cấm toàn cầu đối với buôn bán ngà voi và một số các vấn đề khác.

Một số nước nằm trong 27 quốc gia hiện đang bị áp đặt lệnh trừng phạt bị buộc tội vì không cơ cấu được luật pháp của riêng quốc gia mình, cũng như thực thi và thi hành hiệp ước. Ví dụ như Guinea, quốc gia này bị xử phạt vào năm 2013 vì không có bằng chứng cụ thể cho việc kiểm soát buôn bán bất hợp pháp loài vượn lớn, cùng với việc cho phép nuôi nhốt động vật hoang dã và đưa ra tuyên bố sai lệch về việc này. Sáu năm sau, lệnh cấm vận, bao gồm tất cả các giao dịch thương mại, vẫn được thực thi. Thông thường, các nước nghèo có thể bị phạt vì họ không có khả năng tuân thủ hiệp ước hoặc bị vướng vào các vấn đề tham nhũng của chính phủ”, ông Susan Susanberberman từ Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã nói.

Afghanistan đã bị áp đặt các biện pháp trừng phạt bao gồm tất cả các hoạt động thương mại và phi thương mại kể từ năm 2013 vì không cung cấp cho CITES các báo cáo hàng năm cần thiết. Nhóm Lieberman hiện đang hợp tác với chính phủ Afghanistan để cải thiện các quy định quốc gia này, thực hiện Công ước CITES và kiểm soát buôn bán bất hợp pháp.

Peter Sand, người từng là tổng thư ký đầu tiên của CITES  từ năm 1978 đến 1981, nói rằng ông thường coi câu chuyện cá voi Sei là một minh chứng cho việc CITES hoạt động hiệu quả.

Phải nói rằng tôi đã mất rất nhiều thời gian. Mặc dù vấn đề đã được các thành viên của CITES lưu tâm từ hơn một thập kỷ trước, nhưng phải đến năm 2018, Nhật Bản mới chính thức đối mặt với lệnh đe dọa cấm vận. Một quốc gia như Nhật Bản mà còn chấp thuận theo chính sách của CITES thì đây thực sự có thể coi là một thành công lớn

Leave a comment