Thằn lằn cổ diềm, Thằn lằn xếp nếp, Rồng mào đều là tên gọi để chỉ loài thằn lằn có tên khoa học Chlamydosaurus Kingii, đặc điểm nhận biết chúng tới từ lớp da lớn ở phần cổ được xếp nếp và ôm sát vào thân nó, được tìm thấy chủ yếu ở miền bắc Austrailia và phía nam New Guinea. Thằn lằn cổ diềm là thành viên có kích thước tương đối lớn của họ Kỳ nhông (có thể lên tới 85 cm) và có khả năng di chuyển hai chân, vì vậy chúng được coi như một giống loài đặc biệt, thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà sinh vật học.

Tên thường gọi: Thằn lằn cổ diềm/ Thằn lằn xếp nếp/ Rồng mào/ Kỳ nhông cổ diềm
Tên khoa học: Chlamydosaurus kingii
Lớp: Động vật bò sát
Chế độ ăn:Động vật ăn thịt
Tuổi thọ: Khoảng 20 năm
Kích thước: Dài khoảng 1 mét (cả đuôi)
Trọng lượng trung bình 0,5 kg
Tình trạng trong Sách Đỏ: Ít quan tâm (Least Concern)

Cơ chế phòng vệ đặc biệt của Thằn lằn cổ diềm

Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng đứng lên bằng hai chân sau, há miệng và xòe phần da được xếp nếp ở cổ, để lộ màu sắc đặc chưng (vàng, cam..) và rít lên.

Phần da cổ được căng ra bởi sụn kết hợp với xương hàm, thằn lằn cổ diềm sẽ dọa cho kẻ thù phải lùi xa mình, nếu đối phương bỏ chạy, chúng sẽ thu lại lớp da ở cổ và nhanh chóng “chuồn” khỏi vị trí nguy hiểm. Ngoài ra, phần cổ diềm cũng được sử dụng trong mùa sinh sản, để “chiến đấu” dành bạn tình.

Tìm hiểu thêm: Rồng Komodo và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Hành vi và thức ăn của Thằn lằn cổ diềm

Giống như nhiều loài thằn lằn khác sống từ thời kỳ cổ đại, chúng là loài động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu là các loài bọ cánh cứng, mối, chuột. Đặc biệt chúng thích các loài côn trùng như bướm đêm, ấu trùng. Thằn lằn cổ diềm thường nằm chờ con mồi của chúng di chuyển qua, do sống trong môi trường rừng ôn đới, rừng rậm nhiệt đới nên chúng chỉ ăn nhiều vào giai đoạn mùa mưa, mỗi ngày có thể ăn tới hàng ngàn con kiến và mối.

Mối đe dọa với Thằn lằn cổ diềm

Kẻ thù chính của Thằn lằn cổ diềm đó là các loài chim săn mồi, thằn lằn cỡ lớn, rắn, mèo hoang… Hiện nay chúng không bị xếp vào danh sách cần được bảo vệ trong Sách Đỏ nhưng sự phá hoại môi trường sống khiến khu vực sống của thằn lằn cổ diềm bị thu hẹp, số lượng mèo hoang tăng nhanh khiến quần thể thằn lằn đang bị ảnh hưởng lớn.

Sinh sản

Thằn lằn cổ diềm có xu hướng tình dục không rõ ràng, có nghĩa là sự khác biệt về hình thái, kích thước giữa con đực và con cái khó phân biệt ngoài việc xác định chiều dài cơ thể. Khi đạt ngưỡng trưởng thành về mặt sinh sản, con đực sẽ chiến đấu với nhau để tranh giành bạn tình vào tháng 9-10 hàng năm. Sau khi giành chiến thắng, con cái sẽ đẻ từ 6-25 trứng vào khoảng giữa tháng 11 và tháng 2. trứng được đặt trong một tổ từ 5-20 cm dưới đất và khu vực có nắng. Thời gian ấp trứng của thằn lằn cổ diềm là 2-3 tháng. Giới tính được xác định thông qua nhiệt độ ấp trứng (nhiệt độ cao sinh ra con cái và ngược lại).

Đọc về: Rắn bay và 10+ thông tin cơ bản cần biết

Một số thông tin thú vị về Thằn lằn cổ diềm có thể bạn không biết:

– Chính vì phần cổ đặc biệt nên Thằn lằn cổ diềm thường xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình (phim hoạt hình CGI Blinky Bill the Movie, The Wild Adventures of Blinky Bill)
– Màu sắc trên thân loài thằn lằn này có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể
– Thằn lằn cổ diềm là linh vật cho thế vận hội Paralympic năm 2000, biểu tượng của Đơn vị Giám sát Lực lượng Quân đội Australia

Album Ảnh

[smartslider3 slider=36]

Video

https://www.youtube.com/watch?v=h_UNa2OF2LQ

Leave a comment