Hành động giả chết cho phép con chuồn chuồn này sinh sản với người bạn đời mà nó chọn.
Nhà sinh vật học Rassim Khelifa gọi quá trình giao phối của loài chuồn chuồn có tên khoa học Aeshna juncea thường gặp ở Việt Nam là quá trình “nhào lộn trên không“. Mặc dù trong quá trình tiến hành, chuồn chuồn cái sẽ kết nối bộ phận sinh dục cái (ở gần cuối đuôi) với bộ phận sinh dục của con đực (ở phía ngực). Do đó khi hoàn thành quá trình giao phối, để tránh bị lảo đảo do “chuyên chở hàng hoá” thì con cái sẽ bay đi đẻ trứng ngay lập tức.
Nhưng trước khi hoạt động duy trì nòi giống này diễn ra, ít ai biết rằng con đực sẽ phải đi tìm kiếm bạn tình cho mình, còn con cái nếu cảm thấy không phù hợp có thể giả chết để né tránh. Cụ thể là quá trình tiến hoá đã khiến chuồn chuồn cái có thể gặp tổn thương và hạn chế số lượng trứng nếu như lặp đi lặp lại quá trình giao phối. Khi gặp trường hợp cưỡng ép, con cái sẽ ngừng bay, rơi thẳng từ trên không xuống mặt đất, nằm bất động để giả chết. Hành động này sẽ khiến kẻ không mời mà đến kia chán nản và bỏ đi. Tại Đại học Zurich, Thuỵ Sĩ, nhà nghiên cứu Khelifa đã tiến hành một số nghiên cứu về quá trình này và thấy rằng chúng hoạt động rất hiệu quả. Trong khi con đực bay đi, chuồn chuồn cái sẽ lặng lẽ bò dậy, bay đi, tìm được người bạn đời ưng ý và lĩnh trọn vẹn số lượng tinh trùng mà con đực gửi gắm để cho ra lò thế hệ mới.
Hành động giả chết sẽ là lợi thế của một số loài động vật.
Trong thế giới động vật, không hiếm gặp những hành vi bất động (giả chết) kể cả ở loài động vật không có xương sống như giả chết để xua đuổi kẻ thù, bất động để phục kích con mồi…
Rắn mũi hếch (một số loài thuộc họ Rắn nước – Colubridae): Để hành vi giả chết trông được tự nhiên và thuyết phục nhất, loài rắn thuộc chi Heterodon đã tiết ra một chất lỏng có mùi hôi, thậm chí phun cả máu ra bên ngoài. Chồn Opossum: Khi bị đe doạ mà không có khả năng trốn thoát, loài chồn Opossum sẽ ngất xỉu, trông chúng giống y hệt xác chết bởi tư thế nằm, chảy dãi, mặt nhăn nhó, lưỡi thè ra ngoài. Phun ra một chất lỏng màu xanh lá cây từ hậu môn của nó có mùi hôi thối đẩy lùi kẻ săn mồi. Nhịp tim giảm một nửa và nhịp thở chậm lại khoảng 30%. Tuy nhiên hoạt động của não không thay đổi, và Chồn ta vẫn hoàn toàn tỉnh táo.
Cá Cichlid: Đây là chi cá trong họ Cá Hoàng đế Cichlidae: Loài này có thể dụ con mồi bằng cách chìm xuống đáy sông, hồ và nằm yên như một xác chết. Nếu con cá nhỏ tiếp cận và lầm tưởng chúng đã chết để rỉa xác thì cá Cichlid sẽ bật dậy và hoàn thành bữa ăn của mình.
Tìm hiểu thêm: 7 điều thú vị mà bạn không biết về Chuồn Chuồn