Trong vương quốc động vật, việc thu hút một cá thể khác giới không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì vậy, các cá thể đực đã tìm ra những cách khác nhau để có thể dành được sự chú ý từ bạn tình của mình. Tập tính giao phối của chúng cũng không phải đều lãng mạn. Trong danh sách này, Thegioidongvat.co sẽ giới thiệu cho bạn top 10 hành vi phối giống kì lạ nhất của động vật !

Chim thiên đường


Chim thiên đường nổi tiếng trong giới động vật với điệu nhảy có một không hai của chúng. Ít người biết rằng, những cá thể đực cũng sử dụng những bước nhảy điêu luyện của chúng để thu hút bạn tình . Chim đực học được điều này từ cha của mình và luôn luôn “luyện tập miệt mài” để có thể “biểu diễn” cho chim cái xem. Khi nhảy, phần lông đuôi của loài này xòe rộng ra giống như một chiếc váy dạ hội trông rất rực rỡ và đẹp mắt.

Chim đinh viên


Tổ của chim đinh viên được tạo nên một cách rất kỳ công. Đầu tiên, chúng dùng cành cây để làm khung cho tổ, sau đó bao bọc xung quanh bằng những khúc xương, vỏ sò, ốc và đá. Không chỉ vậy, chúng còn “điểm” thêm bằng cách trang trí cánh hoa và những miếng thạch anh bóng loáng. Vì có kỹ năng xây tổ “đỉnh cao”, nên mỗi khi gặp được bạn tình của mình, chim đinh viên đực đều ra sức “khoe khoang” về thành quả của chúng.

Bọ ngựa

Có lẽ mùa giao phối cũng là mùa mà bọ ngựa đực tử vong nhiều nhất bởi lẽ vào lúc này, chúng thường có nguy cơ sẽ bị con cái ăn thịt. Khi đã bị thu hút bởi bạn tình, bọ ngựa đực sẽ hoàn toàn mu muội. Chỉ những cá thể bọ ngựa đực may mắn trốn thoát mới giữ được tính mạng của mình. Vào mùa giao phối, bọ ngựa đực chiếm tới 60% trong khẩu phần ăn của con cái. Và những con cái ăn thịt bạn đời của mình thường sẽ đẻ nhiều trứng hơn.

Ong mật

Hành vi giao phối của ong mật rất đặc biệt vì hai giống khác giới thường giao phối ngay khi chúng đang bay. Nhưng tiếc thay, ong đực lại không thể thực hiện hành vi này quá một lần vì sau khi giao phối xong, con đực sẽ chết. Cùng với đó, cơ quan sinh sản và mô bụng của chúng cũng sẽ tách ra và ở lại trong cơ thể của bạn tình

Hươu cao cổ

Hươu cao cổ đực lại tỏ ra là một loài rất “tâm lí” vì khi muốn giao phối, chúng sẽ đợi đến khi bạn tình của mình sẵn sàng rồi mới bắt đầu. Hươu đực thu hút sự chú ý từ con cái bằng cách uống nước tiểu của giống kia. Khi được chấp thuận, loài này cũng thể hiện chủ quyền bằng cách vung cái cổ dài vào bạn đời của chúng.

Rắn Garter đỏ


Rắn Garter đỏ phải cạnh tranh rất dữ dội mới có thể chiếm được bạn tình của mình. Khi đến mùa giao phối, một con rắn cái có thể được “theo đuổi” bởi gần 100 cá thể đực khác. Và trong những “ứng cử viên” đó, chỉ có một con đực may mắn được chọn

Ốc Cornu aspersum

Ốc Cornu aspersum là loài ốc lưỡng tính, do vậy, cơ thể của chúng có cơ quan sinh dục của hai giống đực và cái. Nhưng thay vì cạnh tranh với nhau để quyết định cá thể nào là đực, cá thể nào là cái thì cả hai giống đều đẻ trứng. Đây không phải là điều kỳ lạ duy nhất về cách giao phối của ốc vì bên cạnh đó, khi giao phối, hai cá thể ốc cũng cùng cho cơ quan sinh dục vào cơ thể đối phương và xuất tinh trùng. Tinh trùng sau đó được dự trữ trong cơ thể cho đến khi trứng bắt đầu được thụ tinh. Toàn bộ quá trình giao phối của loài này phải mất tổng cộng từ 4 tới 12 giờ đồng hồ.

Cá nóc

Thu hút bạn đời không bao giờ là một việc dễ dàng đối với cá nóc. Thay vì chỉ ngồi và chờ “tình yêu” đến thì cá nóc đực phải dành nhiều ngày để xây nên một cái tổ bằng cát với đường kính 2 mét mà trên đó có nhiều họa tiết và hoa văn khác nhau để dành được sự chú ý từ bạn tình. Sau đó, nếu chấp thuận, cá nóc cái sẽ đẻ trứng ở giữa tổ như một cách để thể hiện sự đồng ý.

Chim trĩ Centrocercus urophasianus

Vào suốt mùa giao phối, có khoảng 70 chú chim trĩ Centrocercus urophasianus đực cạnh tranh nhau trong việc dành được sự chú ý của một con cái. Để thu hút bạn tình, giống đực phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng các công đoạn bao gồm xòe lông đuôi ra thật to, thật đẹp và giương căng lồng ngực như thể hiện sự oai phong. Cùng lúc đó, các chú chim cũng huýt sáo và tạo ra những tiếng kêu riêng biệt để làm nổi bật bản thân mình trước bạn tình.

Cá vây chân


Khi bạn sống ở một nơi sâu thẳm dưới đáy đại dương thì việc tìm được một người bạn đời hẳn không hề dễ dàng. Vì vậy, cá vây chân cái tận dụng tối đa thời gian để tìm và giao phối với con đực. Khi giao phối, hai giống thực hiện một giao dịch mà “đôi bên cùng có lợi”, tức là, con đực sẽ nhận chất dinh dưỡng từ con cái và ngược lại con cái sẽ nhận tinh trùng từ giống kia. Bên cạnh đó, một cá thể cái có thể giao phối với một hoặc nhiều con đực khác nhau.

Leave a comment