Sự đa dạng các loài động-thực vật là điều tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho Trái Đất. Từ những chiếc lá non mơn mởn, khu rừng rập rạp với nhiều sinh vật kì thú, mùi thơm mát của những luống cỏ xanh, cho tới sự tranh đấu của các loài động vật để dành sự sống cho mình, kể cả phải biến đổi cả cơ thể.
Phải, bạn không hề đọc nhầm đâu ! Bên cạnh sự đẹp đẽ mà nó mang lại, thiên nhiên cũng là một nơi ẩn chứa những thứ đáng sợ mà nếu biết đến, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ muốn bước chân ra khỏi nhà. Dưới đây Thegioidongvat tổng hợp danh sách 13 loài động-thực vật sẽ khiến bạn “ăn không ngon, ngủ không yên” nếu như gặp chúng ngoài đời.

Cá vây chân – loài cá không bao giờ biết yêu


Bên cạnh vẻ bề ngoài đáng sợ của chúng, cá vây chân cái có lẽ chính là biểu tượng nữ quyền mà phái đẹp ngày nay tôn sùng. Loài này có một cách phối giống rất kỳ lạ và có phần “rùng rợn“. Khi muốn giao phối, cá đực sẽ chủ động tiếp cận con cái, cắn vào hông của đối phương và tự nuốt mặt mình. Sau đó, con cái sẽ ăn toàn bộ phần còn lại của cơ thể giống đực chỉ còn chừa lại tuyến sinh dục – phần mà chúng sẽ dùng để tự giao phối.

Nấm sát thủ


Nấm sát thủ là loài nấm có khả năng điều khiển kiến. Khi một cá thể kiến nhỏ bé bất ngờ bắt gặp loài nấm này. Nấm sẽ ngay lập tức tấn công vào hệ thần kinh và điều khiển đối phương phải làm theo ý mình. Làm theo lệnh của nấm, con kiến sau đó sẽ rời đàn và cắn chặt vào mép của một chiếc lá nào đó cho tới khi chết. Lúc này, phần cuống của bào tử nấm sẽ mọc lên, phát triển và sinh sản ngay trên đầu của xác nạn nhân xấu số.

Thằn lằn sừng – loài vật có khả năng phun máu vào đối phương qua hốc mắt


Khi bị đe dọa, một số cá thể thuộc chi thằn lằn sừng (Thằn lằn quỷ gai) có khả năng hạn chế lưu lượng máu lưu thông trên đầu, từ đó làm tăng huyết áp và phá vỡ các mạch máu nhỏ xung quanh mí mắt làm máu từ hốc mắt bắn ra ngoài. Phần máu này không chỉ có mùi hôi thối mà còn có tác dụng làm cho kẻ thù mất bình tĩnh. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa đó là, khoảng cách mà chúng phun máu ra có thể đạt những 1.5 mét.

Mực khổng lồ


Chuyện kể rằng các ngư dân vùng Trung Mỹ, đặc biệt là Mexico khi ra khơi thường bị đánh chìm tàu bởi một loài thuỷ quái khổng lồ, chúng dài tới trên 20 mét và có 2 xúc tu siêu lớn cùng với 8 xúc tu ngắn. Các thuỷ thủ đoàn cũng truyền miệng rằng không phải ngẫu nhiên mà trên cơ thể những con cá nhà táng siêu lớn lại có vết tích do Mực khổng lồ gây ra. Thậm chí, nhiều thuỷ thủ đoàn đã phải bỏ mạng lại nơi đại dương do Mực khổng lồ tấn công…

Rệp giường


Vì rệp giường thường bị hấp dẫn bởi kích thước của bạn tình nên thỉnh thoảng, những chú rệp đực còn cố gắng giao phối với một cá thể đực khác bằng cách đâm vào bụng đối phương để tiêm tinh trùng
Tuy rệp cái có đường sinh sản riêng biệt nhưng bộ phận đó lại không dùng để thụ tinh. Con đực giao phối bằng cách đâm vào bụng của con cái và tiêm tinh trùng vào cơ thể đối phương. Tinh trùng đi qua máu, tới cơ quan lưu trữ tinh trùng và cuối cùng diễn ra hoạt động thụ tinh ở buồng trứng

Cá mập yêu tinh


Có thể khi chụp ảnh, một số bạn nữ sẽ chu môi để thể hiện sự đáng yêu của mình. Cá mập yêu tinh cũng tương tự như vậy, khi ăn, chúng có khả năng đẩy cả hàm răng sắc nhọn của mình nhô ra ngoài khiến cho vẻ ngoài của loài này khi ấy nhìn rất kinh dị.

Ếch lông tự tạo ra móng chân bằng cách bẻ gãy xương của mình.


Loài này còn được gọi là “ếch kinh dị” vì vẻ ngoài lông lá đáng sợ của chúng. Ếch Trichobatrachus robustus có khả năng làm vỡ xương ngón chân sau đó đâm thủng qua da và trở thành móng vuốt.

Kiến Camponotus saundersi


Khi việc giao chiến với kẻ địch thất bại, kiến Camponotus saundersi sẽ co bóp cơ bụng của mình để dạ dày vỡ ra, tiết dịch nhầy và dính chặt cơ thể của mình vào đối phương. Kẻ thù của loài này sau đó tuy không chết nhưng sẽ phải mang xác kiến đi muôn nơi trong suốt phần đời còn lại.

Cá Neoclinus blanchardi


Neoclinus blanchardi là một loài cá rất dữ dằn và có tính cách khá hiếu chiến. Chúng thường sống trong các vỏ sò cũ hoặc trong những mảnh rác được vứt xuống biển ở độ sâu từ 3 tới 73 mét. Bất kỳ một con cá nào lại gần “nhà” của mình, loài này sẽ ngay lập tức xông ra tấn công. Mỗi khi hai cá thể Neoclinus blanchardi đối đầu với nhau, chúng sẽ phồng to khoang miệng của mình lên và chụm vào nhau giống như đang hôn để đọ xem kích thước mồm của ai to hơn, đây cũng là cách để Neoclinus blanchardi thể hiện sự oai phong của mình

Lợn biển


Khi bị đe dọa, lợn biển có khả năng đưa cơ quan hô hấp của mình ra khỏi cơ thể qua đường hậu môn để làm kẻ thù khiếp sợ. Đọc tới đây hẳn bạn sẽ thấy đại dương thực sự ẩn chứa nhiều điều kinh khủng đúng không nào ?

Chim nhạn Cracticus


Thức ăn của chim nhạn Cracticus chủ yếu là côn trùng, ngoài ra, chúng còn ăn cả thằn lằn nhỏ và các loài có xương sống khác nữa. Khi bắt được con mồi, loài này thường xiên đối phương lên trên các vật sắc nhọn như gai, cành cây để dễ dàng “đánh chén” hoặc để dự trữ trong một thời gian và ăn thịt sau.

Tò vò gián lục bảo


Tò vò gián lục bảo cái có khả năng làm tê liệt hoàn toàn chân trước của một con gián chỉ với một vết chích. Sau đó, loài này cũng sẽ chích một lần nữa vào não của đối phương để nó không thể trốn thoát được. Tiếp theo chúng nhai một nửa râu của con mồi và dùng phần râu còn thừa lại như một chiếc ăng-ten để điều khiển con gián đi về tổ.
Về đến hang, tò vò gián lục bảo sẽ đẻ một quả trứng lên bụng con gián. Đến khi trứng nở ra, ấu trùng tò vò chui vào bên trong cơ thể con gián và ăn sạch toàn bộ các cơ quan trong đó một cách từ từ cho tới lúc con gián chết.

Bạch tuộc chăn


Physalia physalis là tên của một loài sứa siêu độc, mà bạch tuộc chăn lại là cá thể miễn dịch với nọc độc này. Vì vậy, bất cứ khi nào muốn, bạch tuộc chăn đều cắn bỏ phần xúc tu chức độc của sứa Physalia physalis và sử dụng chúng giống như một thứ vũ khí để chống lại kẻ địch

Leave a comment