Bọ chét thực sự là loài động vật đã gây ra tai họa cho nhân loại trong nhiều thế kỷ qua, nhưng liệu bạn có bao nhiêu hiểu biết về loài côn trùng phổ biến này? Hãy bắt đầu ngay với 10 sự thật hấp dẫn dưới đây về bọ chét :

BỌ CHÉT NỔI TIẾNG LÀ KẺ ĐÃ REO RẮC CÁI CHẾT ĐEN


Trong thời Trung Cổ, hàng chục triệu người đã chết vì bệnh dịch hạch, hay còn gọi là Cái Chết Đen, khi nó lan rộng ra khắp Châu Á và Châu Âu. Nhiều thành phố đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. London đã mất đi 20% dân số vì căn bệnh này chỉ trong vòng hai năm giữa những năm 1600.
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 20 chúng ta đã xác định được nguyên nhân của bệnh dịch hạch – đó là một loại vi khuẩn có tên Yersinia pestis. Nhưng điều này có liên quan gì đến bọ chét? Thực chất, bọ chét mang vi khuẩn chứa bệnh dịch hạch và truyền nó cho con người. Một vụ bùng phát bệnh dịch hạch thường giết chết một số lượng lớn các loài gặm nhấm, đặc biệt là chuột, vì thế những con bọ chét khát máu mang bệnh đó buộc phải tìm nguồn thức ăn mới – đó chính là con người. Bệnh dịch hạch cũng không phải là một căn bệnh chỉ xuất hiện trong quá khứ. Nhưng chúng ta may mắn hơn khi sống sót trong thời đại có đầy đủ thuốc kháng sinh và các điều kiện vệ sinh khá tốt nên các trường hợp tử vong do căn bệnh này đang được giữ ở mức thấp nhất.

BỌ CHÉT ĐẺ TRỨNG LÊN CÁC ĐỘNG VẬT KHÁC

Một sự hiểu lầm phổ biến về bọ chét đó là chúng thường đẻ trứng lên thảm trải nhà và các đồ đạc khác. Trên thực tế, bọ chét chỉ đẻ trứng lên vật chủ của chúng. Có nghĩa là nếu con chó của bạn có những con bọ chét trưởng thành sinh sống trên lông nó thì tức là những con bọ chét đó đang cố gắng hết mình để xây dựng những vùng lãnh thổ mới cho con cái của chúng sau này. Tuy nhiên, trứng của bọ chét lại không có tính kết dính nên chúng chủ yếu bị lăn ra khỏi cơ thể con thú cưng của bạn rồi rơi xuống thảm hoặc giường của bạn, nơi mà những chú chó hay nằm.

BỌ CHÉT ĐẺ RẤT NHIỀU TRỨNG.

Nếu không có sự can thiệp, một vài con bọ chét sống trên người chú chó của bạn có thể gây ra những cơn ngứa ngáy điên cuồng không chấm dứt.
Giống rệp và các loại bọ hút máu khác, bọ chét sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở một khi chúng tìm thấy vật chủ tốt. Một con bọ chét trưởng thành có thể đẻ tới 50 quả trứng mỗi ngày nếu nó được hút máu vật chủ đều đặn. Và trong quãng đời ngắn ngủi đó, nó có thể sản xuất được tới 2.000 quả trứng.

BỌ CHÉT TRƯỞNG THÀNH HÚT RẤT NHIỀU MÁU.

Bọ chét sử dụng các mũi khoét sắc nhọn của chúng để hút máu từ vật chủ. Một con bọ chét trưởng thành có thể ăn đến 15 bữa trong một ngày. Và giống như bất kỳ loài động vật nào khác, một con bọ chét cũng tạo ra chất thải khi kết thúc quá trình tiêu hóa. Phân của bọ chét về cơ bản là phế thải trong máu. Khi trứng nở, ấu trùng ăn các chất thải trong máu khô này và thường được để lại trên cơ thể của vật chủ.

BỌ CHÉT RẤT NHỎ.


Bọ chét thường trú ngụ trên lông thú và lông vũ của vật chủ. Nếu chúng có kích cỡ như các loài bọ khác thì sẽ dễ bị vướng vào các vật cản khi di chuyển. Nhưng với cơ thể khá mỏng và trơn, bọ chét có thể di chuyển tự do giữa các sợi lông thú hoặc lông vũ trên vật chủ. Vòi của bọ chét có hình mỏ rơm rất nhỏ và nhọn, giúp nó có thể xuyên qua da và hút máu dễ dàng. Chiếc vòi đó sẽ được giấu dưới bụng và giữa hai chân khi không sử dụng đến.

HẦU HẾT CÁC LOẠI BỌ CHÉT TRONG NHÀ ĐỀU LÀ BỌ CHÉT MÈO, DÙ TRONG NHÀ BẠN KHÔNG CÓ MÈO.


Đáng lưu ý, các nhà khoa học ước tính có trên 2.500 loài bọ chét trên hành tinh này. Trong số 48 tiểu bang ở Hoa Kỳ, số lượng loài bọ chét khoảng 325 loài. Nhưng khi bọ chét xâm nhập vào nơi ở của con người, chúng hầu như luôn luôn là bọ chét mèo – Ctenocephalides felis. Nhưng đừng vội đổ lỗi cho những chú mèo vì sự bực bội này, bởi vì mặc dù có tên như vậy nhưng bọ chét mèo cũng có thể kiếm ăn trên cơ thể các chú chó như khi chúng ở trên cơ thể mèo vậy. Bọ chét chó (Ctenocephalides canis) cũng có thể là một vấn đề tai hại, nhưng chúng chủ yếu được tìm thấy ở những chú chó ở ngoài trời nhiều hơn là trong nhà.

NHỮNG CON BỌ CHÉT KHỔNG LỒ ĐÃ XUẤT HIỆN TỪ 165 TRIỆU NĂM TRƯỚC

Các hóa thạch còn sót lại Ở Mông Cổ và Trung Quốc đã cho thấy những con bọ chét này tấn công cả những con Khủng Long. Hai loài bọ chét đó được gọi là Pseudopulex jurassicus và Pseudopulex magnus, sống trong thời Đại Trung sinh. Loài bọ chét lớn hơn tên Pseudopulex magnus có chiều dài lên tới 3cm và chúng có khả năng xuyên những chiếc vòi của mình qua da khủng long.

BỌ CHÉT THÍCH MÔI TRƯỜNG ẨM ƯỚT.

Bọ chét không phát triển trong môi trường có độ ẩm thấp, đó là lý do tại sao chúng không phải là một tai họa ở những khu vực khô cằn như vùng Tây Nam. Không khí khô nóng kéo dài cùng với độ ẩm luôn dưới 60 hoặc 70% khiến ấu trùng của bọ chét không thể tồn tại được. Ngược lại, chu kỳ cuộc sống của bọ chét tăng lên khi độ ẩm cao, do đó hãy ghi nhớ điều này khi bạn cố gắng kiểm soát sự tàn phá của bọ chét. Mọi thứ bạn có thể làm đó là khiến không khí trong nhà luôn khô ráo và sạch sẽ, điều này sẽ giúp bạn giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại những loài động vật khát máu này.

BỌ CHÉT LÀ NHỮNG KẺ NHẢY VỌT ĐẦY KỸ THUẬT.

Bọ chét không bay, chúng rất giỏi trong việc ném mình vào trong không khí. Bọ chét mèo, loài bọ chét phổ biến nhất, có thể bật lên độ cao 30cm hoặc hơn thế. Đó là khoảng cách gấp 150 lần chiều cao của nó. Một số nguồn tin còn so sánh điều này với con người khi họ có thể có một bước nhảy cao 300m.

BỌ CHÉT KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LỰA CHỌN LOẠI MÁU MÀ CHÚNG HÚT.

Năm 1895, tờ báo Los Angeles Herald đưa ra một thông tin rằng chỉ có phụ nữ và trẻ em, người có da mỏng mới là đối tượng thu hút của Bọ Chét. Nhưng thực tế các nhà khoa học chỉ ra rằng, ngay cả những người đàn ông da dày cũng trở thành mục tiêu nếu bị chúng phát hiện. Bọ chét rất nhạy cảm với những rung động như khi chúng ta đi qua sàn nhà, chúng cũng có thể phát hiện ra sự hiện diện của carbon dioxide khi chúng ta thở ra. Bất kể một âm thanh hay mùi hương nào gợi đến cho chúng một nguồn thức ăn dồi dào, chúng sẽ nhảy theo hướng đó ngay lập tức.

Leave a comment