Cuốn chiếu là loài động vật chân khớp vô cùng ngoan ngoãn sống trong các bãi rác trên khắp thế giới. Dù có ngoại hình kỳ lạ và xấu xí, đôi khi hơi đáng sợ nhưng thực chất chúng rất hiền. Dưới đây là 10 sự thật giúp bạn có cái nhìn khác về loài động vật nhiều chân thú vị này:
CUỐN CHIẾU KHÔNG CÓ 1.000 CHIẾC CHÂN.
Trong tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác, cuốn chiếu được gọi là Thiên túc (milipede, bắt nguồn từ tiếng La Tinh mille (“một nghìn”) và pes (“chân”)), mặc dù chưa có loài cuốn chiếu nào có số chân đạt đến 1000 cái
Hầu hết các loài cuốn chiếu đều có dưới 100 chiếc chân. Thậm chí loài nắm giữ kỷ lục có nhiều chân nhất cũng chỉ có 750 chiếc.
CÁC LOÀI CUỐN CHIẾU ĐỀU CÓ 2 CẶP CHÂN TRÊN MỖI ĐỐT.
Nếu nhìn kĩ hình ảnh con cuốn chiếu trên, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu như tất cả các phân đoạn cơ thể của chúng đều có 2 cặp chân ở mỗi đốt. Chỉ trừ đốt đầu không có chân và số chân từ đốt thứ 2 đến 4 luôn thay đổi, thì mỗi đốt còn lại đều có 2 cặp chân rất tương xứng. Ngược lại, rết chỉ có một cặp chân trên mỗi đoạn cơ thể, đây là một đặc điểm thú vị và rõ ràng để phân biệt rết và cuốn chiếu.
KHI MỚI NỞ, CUỐN CHIẾU CHỈ CÓ 3 CẶP CHÂN.
Cuốn chiếu trải qua vài giai đoạn được gọi là sự phát triển tiệm biến (anamorphic ). Mỗi lần chúng lột xác, chúng sẽ thêm nhiều đoạn cơ thể và chân. Một con cuốn chiếu mới nở chỉ có 6 đoạn cơ thể và 3 cặp chân, nhưng đến khi trưởng thành chúng có thể có hàng chục đoạn cơ thể và hàng trăm chiếc chân. Vì loài cuốn chiếu dễ bị tấn công bởi các kẻ săn mồi khác khi chúng lột xác nên chúng thường làm điều này trong những cái hang dưới đất, nơi chúng có thể ẩn thân và được bảo vệ.
KHI BỊ ĐE DỌA, CUỐN CHIẾU THƯỜNG CUỘN TRÒN MÌNH LẠI NHƯ HÌNH XOẮN ỐC.
Phần lưng của cuốn chiếu được che phủ bởi các lớp vỏ cứng được gọi là tergites, nhưng phần dưới của nó rất mềm và dễ bị tổn thương. Cuốn chiếu không phải là loài động vật nhanh nhẹn, vì vậy chúng không thể vượt qua được những kẻ săn mồi luôn túc trực. Thay vào đó, khi một con cuốn chiếu cảm thấy nó đang gặp nguy hiểm, nó sẽ cuộn cơ thể của nó thành một hình xoắn ốc chặt để bảo vệ phần bụng phía trong.
MỘT SỐ LOÀI CUỐN CHIẾU CŨNG CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ HÓA HỌC.
Cuốn chiếu là loài động vật khá hiền lành. Chúng không cắn, chúng không có các xúc tu, chúng cũng không có càng để đánh trả lại. Nhưng cuốn chiếu lại có những vũ khí hoá học bí mật. Ví dụ, một số loài cuốn chiếu có các tuyến mùi hôi (gọi là ozopores), từ đó chúng phát ra một hợp chất có mùi hôi (có thể cảm nhận được) để đẩy lùi những kẻ săn mồi. Những chất hóa học này có thể làm bỏng hoặc phồng rộp da nếu bạn chạm vào chúng. Vậy nên hãy nhớ luôn rửa tay sau khi bạn cầm một con cuốn chiếu.
NHỮNG CON CUỐN CHIẾU ĐỰC TÁN TỈNH CON CÁI BẰNG NHỮNG BÀI HÁT VÀ HÀNH ĐỘNG CHÀ LƯNG VÀO NHAU.
Thật không may cho con đực, cuốn chiếu cái thường coi những cử chỉ tán tỉnh của con đực như một mối đe dọa. Con cái sẽ cuộn tròn lại thật chặt và ngăn không cho con đực phóng tinh trùng. Vậy anh chàng đó sẽ phải làm gì? Anh ta cần một kế hoạch để nới lỏng cô ấy, theo đúng nghĩa đen. Con đực sẽ đi trên lưng con cái và thuyết phục nó thư giãn bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng với hàng trăm chiếc chân. Ở một số loài, con đực có thể kêu inh lên, đó là cách tạo ra âm thanh làm dịu người bạn đời của chúng. Các con đực khác lại sử dụng pheromones giới tính để kích thích sự quan tâm của bạn tình đối với nó.
CUỐN CHIẾU CÓ NHỮNG CHIẾC CHÂN GIỚI TÍNH ĐẶC BIỆT ĐƯỢC GỌI LÀ CHÂN GIAO PHỐI.
Nếu con cái tiếp nhận sự ve vãn của con đực thì sau đó con đực sẽ sử dụng những chiếc chân được thay đổi đặc biệt để chuyển tinh trùng hoặc túi tinh trùng của nó cho con cái. Con cái sẽ nhận được tinh trùng trong âm hộ của nó, ngay phía sau đôi chân thứ hai. Ở hầu hết các loài cuốn chiếu, chân giao phối sẽ thay thế những đôi chân bình thường ở đoạn cơ thể thứ 7. Bạn có thể xác định một con cuốn chiếu là đực hay cái bằng cách kiểm tra đoạn cơ thể này. Một con đực sẽ có đôi chân ngắn ở đoạn thay thế đó, hoặc không có chân.
CUỐN CHIẾU ĐẺ TRỨNG TRONG TỔ.
Những con cuốn chiếu mẹ đào và xới đất để xây một cái tổ rồi đặt trứng của chúng vào đó. Trong nhiều trường hợp, nó sẽ sử dụng phân của chính mình để xây một màng bảo vệ xung quanh cho những đứa con của nó. Trong một số trường hợp khác, loài cuốn chiếu có thể đẩy đất bằng đầu của mình để làm tổ. Nó sẽ đặt 100 quả trứng hoặc nhiều hơn (tùy thuộc vào loài) vào trong tổ, và các con mới nở sẽ trồi lên trong khoảng một tháng.
9. CUỐN CHIẾU CÓ THỂ SỐNG TỚI 7 NĂM.
Nhìn chung, loài chân đốt có tuổi thọ khá ngắn, nhưng cuốn chiếu không phải loài chân đốt thông thường. Chúng sống lâu đến đáng ngạc nhiên. Cuốn chiếu sống theo phương châm “chậm mà chắc.” Chúng không sặc sỡ và cũng không nhanh nhẹn. Sự thận trọng và cách thức ngụy trang đã giúp chúng tồn tại lâu hơn những người anh em họ không xương sống của chúng.
10. CUỐN CHIẾU LÀ ĐỘNG VẬT ĐẦU TIÊN SỐNG TRÊN ĐẤT.
Các bằng chứng bằng hóa thạch cho thấy cuốn chiếu là loài động vật đầu tiên hít thở không khí và di chuyển từ nước lên đất liền. Pneumodesmus newmani, một hóa thạch được tìm thấy ở Siltstone, Scotland, có niên đại 428 triệu năm và là mẫu hoá thạch cổ xưa nhất có các lỗ thở để thực hiện quá trình hô hấp.