Sư tử, cọp và gấu đều là những sinh vật đáng sợ nhưng chúng vẫn chưa đủ đẳng cấp với những sinh vật trong danh sách này. Bạn có bao giờ biết đến một con tôm có thể làm gãy xương bạn với một cú đấm? hoặc là một con bọ đánh bom liều chết? Hãy cùng Thegioidongvat.Co tìm hiểu về 25 cơ chế phòng vệ kì lạ của các loài động vật có hiệu quả không ngờ.

Cá miệng bành


Cá miệng bành có thể mở rộng miệng của nó tới một kích cở cực rộng để đe dọa kẻ thù của mình. Để thiết lập sự thống trị, hai con đực sẽ há miệng của mình rộng hết mức có thể và bắt đầu đâm vào nhau để xác định kẻ chiến thắng.

Tôm tích


Nhà vô địch của sinh vật dưới biển, tôm tích có thể tung ra cú đấm đạt vật tốc 23 m/s từ tư thế đứng yên, đủ để phá vỡ kính của bể cá. Kể cả khi nó tung đòn hụt, song xung kích từ cú đấm có thể đánh ngất địch thủ. Những bọt bong bóng phát sinh từ cú đấm có thể đạt nhiệt độ 727°C vì sự ma sát.

Kiến nổ Malaysian


Loài kiến nổ Malaysian có hai túi độc ở đuôi nó và sẵn sàng dùng nó bằng cách phát nổ ( tất nhiên là nó sẽ chết ) để chất độc dính vào đối thủ.

Tìm hiểu thêm4 siêu năng lực của động vật mà con người không có

Ong oanh tạc cơ


Khi bị đe dọa, ong oanh tạc cơ sản xuất ra một loại hóa chất ở đuôi và nung sôi nó, sau đó chúng sẽ bắn loại hóa chất đó ra để đe dọa kẻ thù.

Rồng Komodo


Một sát thủ với phương thức giết chết con mồi một cách từ từ, rồng Komodo có một cái miệng chứa đầy vi khuẩn. Nướu của chúng luôn hở ra khiến cho khoang miệng lúc nào cũng có máu, đây là môi trường lí tưởng để nuôi dưỡng vi khuẩn. Với một cú cắn, con mồi sẽ bị nhiễm khuẩn sau đó chết dần chết mòn vì yếu đi, còn rồng Komodo thì chậm rãi theo sau con mồi và đợi nó chết. Con rồng non còn sáng tạo ra một cơ chế tự vệ từ mùi hôi của miệng bằng cách ăn chất thải của các con rồng khác.

Hải sâm


Mặc dù có một cái tên hiền lành, nhưng hải sâm có một số cơ chế phòng thủ đáng gờm. Nếu căng thẳng, chúng sẽ phóng ra một cái ống từ đuôi mình vào con thú ăn mồi, khi kết hợp với nước, cái ống có thể dài hơn đến 20 lần chiều dài ban đầu. Chúng cũng sẽ trở nên kết dích và bao bọc con thú săn mồi. Một số loài hải sâm còn chứa chất kịch độc trong cái ống của mình.

Ếch lông


Không thực sự là lông nhưng là một cấu trúc giống như một chùm lông ở ếch đực. Ếch lông có thể tự bẻ xương chân của mình và đẩy nó lòi ra ngoài da như một cái móng vuốt. Hành động này sẽ biến những chiếc xương thành một vũ khí lợi hại để chống lại kể thù.

Vượn gấu


Một loài linh trưởng nhỏ đầy lông ở vùng rừng rậm châu Phi, vượn gấu có một bí mật đen tối. Khi nó tấn công, vượn gấu dán đầu vào ngực và đẩy các đốt sống lên sau đó lao vào kẻ địch như một chiến xa.

Nhím


Nhím có một lớp gai bao phủ một nữa cơ thể và mỗi gai dài gần 35 cm. Khi bị săn đuổi, chúng sẽ dừng đột ngột để kẻ săn mồi đâm đầu vào gai của mình. Nó cũng có thể rung các gai nhỏ ở đuôi để tạo ra âm thanh giống rắn đuôi chuông.

Mối Guiana


Để nói về loài sinh vật này thì cũng giống như viết một tiểu thuyết khoa học giả tưởng, khi mối Guiana già đi ( và sử dụng quá nhiều tài nguyên của tổ mối ) chúng sẽ tạo ra một đốm xanh trên cổ. Khi một loài thú ăn thịt ăn chúng, cái đốm kết hợp với nước bọt và có thể gây tê hoặc đầu độc kẻ ăn thịt. Điều này cũng tương tự như việc ăn một viên thuốc kịch độc.

Cuốn chiếu phát quang


Loài sinh vật nhỏ bé này thật chất là một liều thuốc độc. Cuốn chiếu phát quang bài tiết chất độc thông qua lỗ chân lông và có thể trở nên phát quang để cảnh báo thú ăn thịt về chất độc của chúng.

Chồn Opossum


Bậc thầy của trò giả chết, khi bị đe dọa, chồn Opossum sẽ tê cứng cơ thể, hả miệng và sủi bọt mép, trò chơi giả chết này có thể kéo dài đến hàng giờ. Đa phần thú ăn thịt thì không thích bữa ăn của mình đã chết cho nên chúng sẽ bỏ đi khi thấy sự việc này.

Chồn hôi


Chồn hôi là đại diện tiêu biểu cho một cơ chế tự vệ ở động vật. Luồng hơi nó bắn vào bạn từ hậu môn sẽ bám chặt kể cả khi bạn tắm nhiều lần, bạn sẽ chỉ có thể đợi nó bay hết hơi. Cũng nhờ cơ chế phòng hộ này nên chồn hôi có rất ít thiên địch bởi vì mùi của chúng gây cảm giác rất khó chịu!

Chuột sóc


Nhìn không gớm như các loài chuột khác, chuột sóc tách đuôi của chúng ra khi bị tấn công, đây là một cách thức rất hiếm thấy ở loài động vật có vú. Bởi vì chúng có thể mọc lại đuôi của mình nên chuột sóc sẽ nhai phần xương đuôi lộ ra. Việc này sẽ khiến kẻ thù của chúng phải hoảng sợ.

Tìm hiểu tiếp10 Loài Động Vật Phát Quang Kỳ Diệu Trong Thế Giới Động Vật

Hải âu Fulmar phương Bắc


Con non thường rất dễ bị ăn thịt nhưng điều đó rất khó xảy ra với Hải âu Fulmar phương Bắc bởi con non sẽ nôn ói khi bị đe dọa. Cái mùi kinh tởm của cá thối không phải là thứ duy nhất làm kẻ săn mồi chùn bước, cùng với một loại dầu trong bãi nôn thì các con chim săn mồi khác sẽ bị dính lông lại và không thể bay đi hoặc nếu rơi xuống nước chúng sẽ không thể nổi và bị chìm.

Sả châu Âu


Một trường hợp khác của việc con non sẽ nôn khi bị đe dọa. Chim sả châu âu non sẽ tự nôn lên người mình để khiến nó trông như một món ăn dở tệ. Chim bố mẹ có thể ngửi thấy mùi nôn từ rất xa và sẽ bay về bảo vệ đàn con.

Sa giông gân Tây Ban Nha


Khi bị đe dọa, Sa giông gân Tây Ban Nha có thể đâm thủng da của chính nó bằng xương sườn để đe dọa. Đồng thời chúng cũng tiết ra một loại chất độc để đầu độc bất cứ con thú ăn thịt nào có ý định ăn mình. Một cơ chế phục hồi mạnh mẽ sẽ giúp chúng mọc lại lớp da một cách nhanh chóng.

Kền kền bắc Mỹ


Một con kền kền bắc Mỹ khi bị đe dọa sẽ ói ra toàn bộ những gì có trong hệ tiêu hóa và cái mùi thì đủ để đuổi tất cả các loại thú ăn thịt đi xa. Cũng bằng cách đó chúng sẽ trở nên nhẹ hơn và bỏ chạy nhanh hơn.

Thằn lằn sừng


Thằn lằn sừng (hay thằn lằn quỷ gai) có một cơ chế phòng thủ kì lạ nhất. Khi bị đe dọa chúng sẽ bắn máu ra từ mắt xa đến 152 cm. Nó có thể trông vô hại nhưng cách thức phòng vệ này thực sự rất đáng sợ.

Cá mút đá


Cá mút đá là một loài động vật trông như lươn và chúng sẽ tiết ra chất nhầy khi bị đe dọa, có thể lên đến tận 15 lít. Chất nhầy sẽ làm con thú ăn thịt không thể thở được và lúc đó con cá mút đá sẽ cố gắng chạy trốn.

Bọ ngũ cốc


Bọ ngũ cốc còn nổi danh trong giới côn trùng học nhờ phương thức tự vệ rất… mất vệ sinh. Cụ thể, trong thời gian còn là ấu trùng, loài bọ này phủ lên mình một chất dẻo với thành phần chủ yếu là…phân của chúng. Nguyên do là bởi ấu trùng của bọ ngũ cốc có màu vàng trắng, trông ấn tượng không kém cá thể trưởng thành. Việc tạo nên lớp “khiên” này có thể giúp chúng che lấp đi màu sắc nổi bật của bản thân khỏi những kẻ săn mồi trong tự nhiên.

Cua đấm bốc


Đây là một chiến binh thực thụ. Cua đấm bốc đôi khi mang hải quỳ vào càng như găng tay và đấm kẻ đã tấn công chúng. Bởi vì hải quỳ có những cú chích cực mạnh nên kẻ ăn thịt sẽ vừa bị chích vừa bị đấm mà bỏ chạy.

Con người


Bạn sẽ không nghĩ là con người sẽ lọt vào danh sách này, nhưng loài người sở hữu rất nhiều cách phòng vệ. Kể cả cù lét… Những chỗ gây nhột trên cơ thể người cũng là những nơi yếu nhất. ( cổ hoặc những vùng da mỏng… ) Khi bị cù, vùng não dưới sẽ lập tức kích động chúng ta phản kháng bằng cách tấn công hoặc bỏ chạy.

Bọ khoai tây Colorado


Bọ khai tây Colorado là một loài bọ siêu nhân vì chúng có cả một phòng thí nghiệm của riêng mình trong bao tử. Con bọ sẽ giải phòng một hợp chất ức chế protein khi bị ăn thịt và điều này sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa của đa số các loài côn trùng.

Khỉ vòi


Bạn thực sự không nên thử cách này khi gặp nguy hiểm. Khi khỉ vòi đối mặt với kẻ địch của chúng, Chúng sẽ cương cứng dương vật và vẫy chúng về hướng kẻ địch, đồng thời cũng rung và lắc những cành cây bên cạnh. Phương thức này sẽ hiệu nghiệm ở loài khỉ vòi hơn là ở chúng ta vì dương vật của chúng có màu đỏ đậm, như màu của biển báo hiệu vậy.

Leave a comment